Nội dung

Năm 1985, Suzuki gây bất ngờ lớn khi GSX-R gia nhập làng môtô với chiếc GSX-R750. Năm 2012, để kỷ niệm sự kiện doanh số chạm mức 1 triệu xe, Suzuki sản xuất phiên bản đặc biệt gsx-r1000 One-Millionth với số lượng giới hạn 1985 chiếc-con số đánh dấu năm ra đời của dòng sản phẩm này.

GSX-R750 (1985)

Chiếc đầu tiên trong serie là gsx-r750 1985, chính thức ra mắt vào tháng 9/1984 tại triển lãm Cologne Motorcycle (Đức). Sự ra đời của GSX-R750 là bước đột phá làm thay đổi hoàn toàn quan niệm về superbike thời bấy giờ. Khi ấy, cả bốn ông lớn tại Nhật là Honda, Yamaha, Kawasaki và Suzuki đều sản xuất xe máy dựa trên tiêu chí UJMs. Thuật ngữ UJMs (Universal Japanese Motocycles) do tạp chí American Cycle đưa ra để tổng quan các tiêu chí một chiếc superbike, với đại diện là chiếc Honda CB750.

 những mốc lịch sử của siêu môtô suzuki gsx-r serie

GSX-R750 ra đời phá vỡ các tiêu chuẩn UJMs. Ảnh: Motorcycle.

Cụ thể, một chiếc UJM cần có động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng với mỗi bộ chế hòa khí riêng cho từng xi-lanh, động cơ và hộp số sử dụng chung một vỏ bảo vệ, phanh đĩa cho bánh trước, bộ khung dạng ống tiêu chuẩn, giảm xóc trước dạng telescopic và giảm xóc sau dạng twin-shock truyền thống.

Dưới sức ép thay đổi từ các đối thủ, Honda ra mắt VF serie sử dụng động cơ V4, Yamaha “chào sân” với FZ750 sử dụng 5 van mỗi xi-lanh, Suzuki giới thiệu chiếc GSX-R750 phá vỡ các tiêu chuẩn UJMs và thực sự phù hợp với đường đua. Dung tích động cơ giới hạn của giải đua World Endurance là 750 phân khối, vì thế Gixxer 750 ra đời. Tích hợp thêm đèn và gương chiếu hậu, Suzuki chính thức mở hàng phiên bản thương mại.

 những mốc lịch sử của siêu môtô suzuki gsx-r serie

GSX-R750 nhanh chóng tiêu thụ số lượng lớn. Ảnh: Photobucket.

Chiếc Gixxer động cơ DOHC 4 xi-lanh làm mát bằng không khí kết hợp dầu nhớt sản sinh công suất cực đại 106 mã lực, trọng lượng khô 176 kg chiếm ưu thế so với các đối thủ cùng phân khúc. GSX-R750 nhanh chóng giành chiến thắng trong các giải đua 24 Hours of Le Mans, Isle of Man TT năm 1985.

Gixxer 750 phiên bản thương mại áp dụng thành công câu nói quen thuộc, “đua chủ nhật, bán thứ hai” (Race on Sunday, Buy on Monday) với số lượng tiêu thụ cao hơn hẳn các đối thủ.

GSX-R1100 (1986)

Phát triển cùng với GSX-R750, mẫu gsx-r1100 ra mắt vào năm 1986 có thiết kế thân thiện, phù hợp hơn với mục đích chạy xe trên đường phố, đạt công suất tối đa 130 mã lực.

 những mốc lịch sử của siêu môtô suzuki gsx-r serie

GSX-R1100 1986 là môtô đầu tiên sử dụng phuộc cartridge. Ảnh: Suzukicycles.

Tuy nhiên, chiếc Gixxer 1100 vẫn phát triển công nghệ dành cho đường đua, trở thành môtô đầu tiên sử dụng phuộc cartridge (loại phuộc sử dụng cuộn nhiều lá lò xo để che các lỗ tiết lưu, điều tiết lượng dầu chảy qua tạo hoạt động nghịch thường so với các phuộc cổ điển). GSX-R1100 sau này trở thành một trong những môtô được sử dụng nhiều nhất cho đường đua drag racing. Suzuki quyết định ngừng sản xuất GSX-R1100 vào năm 1998.

GSX-R750 “Slingshot” (1988)

Năm 1988, Suzuki đại tu toàn bộ Gixxer 750, cải tiến động cơ 748 phân khối có hành trình piston ngắn hơn, mạnh mẽ hơn để cạnh tranh với các đối thủ có động cơ làm mát bằng chất lỏng. Đặc biệt chế hòa khí thiết kế lại với một bên van bằng phẳng, bên còn lại hình bán nguyệt tối ưu hóa hỗn hợp xăng-không khí đi vào trong xi-lanh, được gọi là “Slingshot” (súng cao su). Đây cũng là “nickname” đầu tiên mà Suzuki đặt cho GSX-R750.

 những mốc lịch sử của siêu môtô suzuki gsx-r serie

GSX-R750 1988 với “nickname” Slingshot. Ảnh: Suzukicycles.

Bộ quây (fairing) ngắn hơn, tăng khả năng hướng gió làm mát động cơ, bộ khung nhôm nhẹ và cứng hơn 60% so với phiên bản trước. Những cải tiến giúp xe giành chiến thắng cho cả tay đua và nhà sản xuất tại giải World Endurance năm đó. Năm 1989, Suzuki nâng dung tích động cơ từ 1.052 phân khối lên 1.127 phân khối. Bộ khung cứng hơn, đường kính phuộc tăng lên 43 mm, và lần đầu tiên trang bị lốp đường kính 17 inch.

GSX-R750 (1992)

Đường đua ngày càng khắc nghiệt, để cạnh tranh với các đối thủ Suzuki cũng bắt đầu sử dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng kết hợp cùng bộ làm mát bằng không khí và dầu nhớt truyền thống. Dầu nhớt phun làm mát mặt dưới của piston và két nước giải nhiệt trực tiếp lốc máy bằng chất lỏng.

 những mốc lịch sử của siêu môtô suzuki gsx-r serie

GSX-R750 năm 1992 với màu sơn “lòe loẹt”. Ảnh: Totalmotorcycle.

Bộ khung và càng mới có độ cứng cao hơn 24% so với phiên bản trước, tốc độ tối đa công bố khoảng 253 km/h (157 dặm/h). Sự thay đổi của khung sườn và động cơ đã giúp Suzuki vươn lênh mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn phải vật lộn với sự cạnh tranh khốc liệt bởi các thương hiệu xe Nhật như Honda, Yamaha cũng không ngừng cải tiến công nghệ, đặc biệt sự ra đời của VFR750 động cơ V4 năm 1993. Bên cạnh đó các thương hiệu đến từ châu Âu như Ducati (Italy) cũng phát triển không kém.

GSX-R750 (1996)

Phiên bản năm 1996 có cái tên gọi tắt SRAD (Suzuki Ram Air Direct) đánh dấu một thay đổi lớn cho Suzuki. Gần một thập kỷ từ khi sự ra đời của Gixxer 750 tạo tiếng vang lừng lẫy và đang dần đi vào quên lãng bởi sự vươn lên của các đối thủ nhà Honda mang họ CBR như CBR900RR, CBR600F3.

 những mốc lịch sử của siêu môtô suzuki gsx-r serie

Thiết kế GSX-R750 1996 mang hơi hướng hiện đại. Ảnh: Motorcycle.

Suzuki mượn công nghệ và kích thước của RGV500, chiếc xe mà Kevin Schwantz sử dụng để dành chiến thắng tại World Championship 1993 cho GSX-R750. Khung nhôm twin-spar có độ cứng tốt hơn thay thế khung nôi đôi truyền thống. Trái tim là động cơ DOHC 4 van mỗi xi-lanh, làm mát bằng chất lỏng kết hợp với thiết kế SRAD tối ưu hóa luồng khí đi vào buồng đốt cải thiện công suất động cơ.

Một lần nữa GSX-R750 giành chiến thắng tại World Endurance vào các năm 1997, 1999 và 2000, đồng thời giúp Mat Mladin lần đầu tiên đăng quang tại giải đua của AMA (American Motorcycle Association), mở màn cho sáu giải thưởng tiếp theo cùng các superbike của tay đua đến từ xứ sở chuột túi.

GSX-R600 (1997)

Thành viên thứ ba họ GSX-R ra mắt chính thức vào năm 1997 để cạnh tranh giải đua supersport bike phân khúc mới, 600 phân khối. Chiếc “mini 750” nhẹ hơn đàn anh 5 kg thiết kế trong hầm gió để tối ưu hóa khả năng khí động học.

 những mốc lịch sử của siêu môtô suzuki gsx-r serie

GSX-R600 1997 là một chiếc “mini 750”. Ảnh: Mycycledata.

Suzuki cũng không phải đợi lâu để Gixxer 600 thể hiện sức mạnh, giành chiến thắng World Supersport cùng tay đua Fabrizio Pirovano năm 1998 và một năm sau đó cùng với Stephane Chambon.

Năm 2001, Suzuki hoàn tất việc nâng cấp GSX-R600 với bộ khung và động cơ mới, cùng với hệ thống phun xăng điện tử FI lần đầu tiên sử dụng. Trong khi đó, lần thứ ba liên tiếp Mladin đăng quang tại AMA trên chiếc Gixxer 750 phân khối.

>>Xem tiếp

Đức Huy

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu Honda Lead 125

Honda Lead 125 - sức hút từ sự cải tiến Động cơ nâng từ 110 lên 125 phân khối, tích hợp công nghệ tắt động cơ khi dừng quá 3 giây, nắp bình xăng tiện dụng khiến Lead thân thiện hơn dù vẫn còn nhược...

Xem thêm  

Honda 67 lạ mắt của thợ độ Việt Nam

Rũ bỏ vóc dáng hiền lành, chiếc 67 trở nên dữ dằn với mặt nạ trước, ống xả vắt cao, và nhiều trang bị hầm hố. Hầu hết các chi tiết của xe đều được làm mới theo phong cách môtô thể thao....

Xem thêm  

Chạy thử Super Dream 2013

Chạy thử Super Dream 2013: Không còn là giấc mơ đẹp Mẫu xe số "siêu giấc mơ" với động cơ 110cc vừa ra mắt của Honda Việt Nam sở hữu thiết kế lai tạp, không bắt mắt và động cơ mới cũng chưa thực...

Xem thêm  

Hình ảnh các thể loại xe đạp

Các thể loại xe đạp: Road bike Mountain bike Touring bike BMX buy Trials Ngoài ra còn một số biến thể khác như Tandem Fixed gear bike (Sài Gòn đang manh nha, hình như Hà Nôi chưa có) ...

Xem thêm  

Cơ bản về xe đạp

Không biết từ bao giờ xe máy đã thành 1 phương tiện ko thể thiếu đối với người Việt Nam.Nhưng không vì thế mà xe đạp mất đi nét đẹp của nó .Và thực sự ở đâu đó xung quanh các bạn vẫn có...

Xem thêm