I.NẮM RÕ TÌNH TRẠNG NGẬP NƯỚC (DÀNH CHO NGƯỜI SỬ DỤNG XE)
1. nước ngập chưa tới nửa bánh xe, chưa ngập ống xả ===> Thông thường xe không có vấn đề, xác định động cơ không bị ngập nước, có thể khởi động lại được, đồng thời đem đến trạm bảo hành kiểm tra xem cần thay nhớt máy hoặc nhớt hộp số truyền động hay không.
2. Nước ngập tới nửa bánh xe, chưa ngập ống xả ==> Hộp số truyền động, lốc máy đã bị ngập nước mốt phần, sau khi xác định động cơ không bị vô nước, khởi động máy, chạy đến trạm bảo hành để kiểm tra, đồng thơi phải thay nhớt máy và nhớt hộp truyền động.
3. Nước ngập cả bánh xe hoặc cao hơn ==> Đã xác định Hộp số truyền động, đầu xylanh và trong lốc máy bị vô nước. Lúc này nhằm tránh phát sinh nguy hiểm và hư hỏng thêm. Tuyệt đối không được mở nguồn và khởi động máy. Nên thông báo cho Trạm bảo hành đến kiểm tra sửa chữa, đồng thời cần phải thay nhớt máy và nhớt hộp truyền động.
II. LƯU TRÌNH XỬ LÝ XE NGẬP NƯỚC: (DÀNH CHO KTV)
1. Xác định chủng loại xe.
2. Kiểm tra mức độ nước ngập ( Xe có bị đỗ ngã không).
3. Kiểm tra thùng xăng ( Bị vô nước, thì xả xăng ra vệ sinh lại sạch sẽ).
4. Kiểm tra Bình điện ( Trước khi sửa chữa phải tháo 2 cực âm, dương).
5. Xả nhớt máy, nhớt hộp truyền động.
6. Tháo và vệ sinh Bộ lọc gió.
7. Vệ sinh Bugi ( Thay mới khi cần thiết).
8. Tháo ống xả xuống, xả nước ra hết.
9. Tháo nắp máy trái xả nước và vệ sinh sạch sẽ (Thay pulley khi cần thiết).
10. Thay mới nhớt hộp truyền động.
11. Vệ sinh Bộ chế hòa khí, ống xử lý khí thải, vệ sinh các ống liên quan dẫn đến Bộ chế hòa khí.
12. Vệ sinh đầu kết nối CDI, vệ sinh các ống liên quan dẫn đến Bộ chế hòa khí.
13. Động cơ vào nước, tháo rời và xử lý chống sét sau đó lắp lại.
14. Châm nhớt máy, lắp lại Bugi, Bộ chế hòa khí.
15. Vệ sinh Bộ lọc gió ( thay mới khi cần thiết), sau đó lắp lại.
16. Kiểm tra hệ thống phanh xe .
17. Gắn lại Bộ ống xả.
18. Vận hành xe xác nhận tình trạng động cơ và hệ thống điện .
19. Thay mới nhớt máy và nhớt hộp truyền động lần nữa (khi cần thiết).
20. Giao xe cho khách hàng.
III. THUYẾT MINH:
- Lõi lọc nhớt máy: Khi thay nhớt nên thay lõi lọc nhớt hoặc phải vệ sinh kỹ, vì trong lõi lọc có thể còn đọng nước, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ.
- Bugi: Vị trí lắp Bugi là nơi dễ vô nước nhất, tránh tình trạng nước đọng lại trong đó, đề nghị dùng khí nén thổi sạch sau đó kiểm tra lại Bugi (nếu cần thiết thay mới).
- Bộ lọc gió: Thông thường lọc gió của xe bị ngập nước sẽ tích tụ nhiều đất cát, có thể sử dụng xăng để vệ sinh (không được dùng nước). Thay mới phần Mouse lọc và giấy lọc bên trong, vì 2 phần này dễ thấm nước và bám đất cát.
- Vùng chứa nhớt máy và nhớt hộp truyền động: Dùng nhớt máy để rửa sơ nhằm tránh nước còn tồn đọng bên trong.
- Bộ ống xả: Hiện nay cấu tạo của ống xả khá phức tạp, có thể bị tích tụ nước bên trong, nên tháo rời xử lý nước bên trong, chờ khô nước rồi lắp vào sử dụng.
- Bình điện: Theo từng chủng loại xe, vị trí lắp đặt bình điện khác nhau, có thể tháo bình điện ra ngoài, xử lý nước động xung quanh vị trí lắp bình điện , sau đó sạc lại bình điện.
- Thắng đĩa: Kiểm tra lực thắng, nếu bị vô nước trong ống dẫn dầu, phải thay dầu thắng, vệ sinh kỹ hộp chứa dầu và ống dẫn dầu.
- Thắng đùm: Kiểm tra lực thắng, tra mỡ bôi trơn vào các vị trí thích hợp để hạn chế hư hỏng gây nguy hiểm.
- Đầu kết nối linh kiện điện: Đầu kết nối dễ bị tích nước, tránh các trường hợp nghẽn mạch gây nguy hiểm, nên phải vệ sinh khô và thổi sạch bằng khí nén.
- Hệ thống truyền động: Nếu dây đai bị ngấm nước dùng khí nén thổi khô, không được dùng dầu hoặc dạng dung dịch vệ sinh. Nếu Bộ lý hợp sau bị cát bám vào trong bạc đạn, kiến nghị thay mới.
- Xử lý bên trong động cơ: Khi động cơ bị vô nước, cách xử lý chính xác nhất là tháo rã động cơ và tiến hành vệ sinh chi tiết.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet