Nội dung
Những gia đình quyền lực của làng mốt

Nhà Armani: Ông lớn của ngành thời trang Italy, Giorgio Armani, thành lập công ty từ năm 1975. Đến năm 2013, gia tài của ông ước đạt 8,5 tỷ USD. Em gái ông, Rosana, cùng hai người cháu, Silvana và Roberta, cũng là những thành viên tích cực của công ty thời trang này. Trong ảnh là Giorgio và cô cháu gái Roberta Armani. 

Những gia đình quyền lực của làng mốt

Nhà Arnault: Máu kinh doanh của Bernard Arnault, chủ tịch của Louis Vuitton, được di truyền cho hai người con, Delphine và Antoine (người vừa kết hôn với diễn viên kiêm người mẫu Nga Natalia Vodianova). Cặp vợ chồng cho biết đã sẵn sàng để thừa kế sự nghiệp đồ sộ của công ty gia đình danh tiếng khắp nước Pháp này.

Những gia đình quyền lực của làng mốt

Nhà Della Valle: Philippo Della Valle bắt đầu sự nghiệp thiết kế giày từ những năm 1920, để rồi gần 100 năm sau, người cháu Diego Della Valle biến cửa hàng thành một thương hiệu toàn cầu mang tên Tod’s. Đóng góp vào sự phát triển của thương hiệu còn có người em Andrea Della Valle và con trai Diego, Emanuele Della Valle.

Những gia đình quyền lực của làng mốt

Nhà Fendi: Adele Casagrande sáng lập ra thương hiệu Italy chuyên về sản phẩm da thuộc. Nhưng thương hiệu chỉ nổi tiếng kể từ năm 1925, khi bà kết hôn với Eduardo Fendi. Sau khi bán lại cho LVMH (Moet Hennessy Louis Vuitton - một tập đoàn quốc tế của Pháp chuyên về các sản phẩm xa xỉ) vào năm 1999, Silvia Venturini Fendi, con gái của Anna Fendi và là tác giả của chiếc túi Baguette nổi tiếng, tiếp tục quản lý thương hiệu này cho đến ngày nay. Con gái của Silvia, Delfina Delettrez, cũng là một nhà thiết kế trang sức giỏi và thường xuyên cộng tác với thương hiệu của gia đình.

Những gia đình quyền lực của làng mốt

Nhà Ferragamo: Sau khi học nghề đóng giày thủ công ở Naples, cậu bé 13 tuổi salvatore ferragamo mở cửa hàng ngay trên quê hương Bonito, Italy vào năm 1912. Đến năm 1923, người ta biết đến Ferragamo ở Hollywood với biệt danh “Thợ đóng giày cho các ngôi sao”. Sau khi ông qua đời năm 1960, góa phụ Wanda Ferragamo, sáu người con (Fiamma, Giovanna, Fulvia, Ferruccio, Leonardo và Massimo) và những người cháu đều tiếp tục kế thừa sự nghiệp vẻ vang mà ông gây dựng cho đến ngày nay.

Những gia đình quyền lực của làng mốt

Nhà Lauren: Một tay nhà thiết kế Ralph Lauren đã xây dựng nên một đế chế thời trang hùng mạnh tại Mỹ, bắt đầu từ sở thích thiết kế trang phục cho vợ mình. Ngày nay, vợ và các con của ông đều tích cực quảng bá thương hiệu ra toàn thế giới.

Những gia đình quyền lực của làng mốt

Nhà Missoni: Nhà thiết kế Ottavio Missoni và vợ, Rosita, sáng lập thương hiệu thời trang Missoni vào năm 1953, chỉ năm năm sau khi họ mở xưởng dệt kim đầu tiên ở Gallarate, Italy. Ngày nay, con gái họ, Angela Missoni, trở thành người đứng đầu nhóm thiết kế của nhà mốt. Trong khi đó, em trai cô là Luca đã trở thành giám đốc sáng tạo và con gái Magherita đảm nhận vai trò thiết kế phụ kiện cho thương hiệu. Bản thân bà Rosita đang nắm giữ nhánh con Missoni Home của thương hiệu này.

Những gia đình quyền lực của làng mốt

Nhà Olsen: Hai chị em Mary-Kate và Ashley Olsen bắt đầu bằng sự nghiệp trong làng giải trí, nhưng sau đó nhanh chóng lấn sân sang thời trang với sự ra đời của thương hiệu The Row năm 2006.

Những gia đình quyền lực của làng mốt

Nhà Pinault: Tập đoàn thời trang cao cấp của Pháp Kering (trước đây là PPR), chuyên sở hữu những nhà mốt nổi tiếng như Gucci, Balenciaga hay Alexander McQueen, được thành lập năm 1963 bởi doanh nhân Francois Pinault. Con trai ông, Francois-Henri, cũng trở thành phó CEO tập đoàn vào năm 2000. Pinault kết hôn với nữ diễn viên Salma Hayek và có một đứa con chung.

Những gia đình quyền lực của làng mốt

Nhà Prada: Năm 1913, hai anh em Mario và Martino prada mở cửa hàng bán đồ da Fratelli Prada ở Milan. Luisa, con dâu của Mario, kế thừa sự nghiệp sau khi ông qua đời năm 1958. Và con gái của bà, nhà thiết kế nổi tiếng Miuccia Prada, gia nhập công ty năm 1977. Với sự giúp đỡ của chồng là Patrizio Bertelli, cũng là một nhà sản xuất đồ da của Italy, Miuccia chuyển đường lối của thương hiệu sang một hướng đi mới, với mục tiêu là dòng túi xách và trang phục Ready To Wear. Sự sáng tạo của bà cùng tài kinh doanh của chồng đã đưa Prada trở thành một trong những thương hiệu đắt giá hàng đầu thế giới.

Những gia đình quyền lực của làng mốt

Nhà Versace: Nhà thiết kế Donatella Versace kế thừa sự nghiệp của người anh quá cố Gianni, người đồng thời cũng là nhà sáng lập thương hiệu. Nếu như Gianni xây dựng nên một tên tuổi Versace hùng mạnh thời 1980-1990 thì hiện nay, Donatella vẫn đang khiến nó ngày càng mở rộng và phát triển.

Những gia đình quyền lực của làng mốt

Nhà Wang: Nhà thiết kế trẻ tài năng alexander wang đã ra mắt thương hiệu mang tên mình từ năm 2007. Từ đó đến nay, làm việc cùng anh có anh trai Dennis, hiện giữ chức trưởng phòng, và chị dâu Aimee đang giữ vị trí CEO. Bản thân cha mẹ của Wang cũng sở hữu những cơ sở sản xuất tại Trung Quốc. Ngoài thương hiệu riêng mang tên mình, Alexander Wang còn đang giữ vị trí giám đốc sáng tạo của Balenciaga.

Những gia đình quyền lực của làng mốt

Nhà Wertheimer: Khi nhắc đến Chanel ngày nay, người ta thường chỉ nhớ đến Karl Lagerfeld. Nhưng đằng sau Karl còn có anh em nhà Wertheimer, những chủ nhân thật sự của thương hiệu. Ngoài Chanel, họ còn sở hữu hãng nội y Eres, thương hiệu đồ da Tanner Krolle và một số vườn nho tại Pháp.

Sao Mai

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục