1. Giống như bạn không thể tắm biển mà thiếu kem chống nắng, mang giày da lộn ra đường mùa lạnh cũng phải có một lớp bảo vệ trước, giúp hạn chế sự bám bẩn và chống thấm nước. Thông thường, lớp phủ dạng xịt này có thể tìm thấy trong những cửa hàng giày da chuyên dụng, và nó có thể bảo vệ lớp da lộn trong vài tháng. Lưu ý, bạn nên xịt ngay trước khi sử dụng và chải lớp da trước khi xịt để chất thuốc có thể thấm đều hơn.
2. Nếu chẳng may dính vết bẩn dạng lỏng khiến giày bị móp và lớp da đổi màu, bạn có thể rắc một lớp bột ngô lên vết bẩn để hút ẩm, phủ khăn lên trên và chèn khuôn giày gỗ hay cuộn giấy vào bên trong để giữ dáng giày. Sau khi để qua một đêm, bạn dùng bàn chải để phủi lớp bột đi. Không nên sử dụng máy sấy tóc vì hơi nóng sẽ làm thay đổi kết cấu lớp da, làm giày dễ giòn và rạn nứt.
3. Với vết bẩn dạng khô, bụi, bạn nên xử lý theo cách khác. Ban đầu, hãy chải giày nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm, xuôi chiều lớp da. Nếu vẫn chưa sạch, chà xát nhẹ nhàng bề mặt bẩn bằng gôm tẩy hay đá mài. Nếu vết bẩn cứng đầu, bạn nên dùng khăn lông thấm ít giấm trắng để lau. Lặp lại càng nhiều lần càng tốt cho đến khi vết bẩn biến mất.
4. Nếu giày da bị móp méo, biến dạng, bạn có thể hơ qua hơi nước nóng (từ ấm nước sôi chẳng hạn) để phần da mềm ra và bung về vị trí bình thường. Hoặc bạn có thể độn giấy vào trong giày để giữ dáng trong lúc không sử dụng. Tuy nhiên, tránh dùng giấy báo vì mực in có thể thấm vào giày làm bẩn.
5. Không bao giờ chà giày bằng nước cũng như hạn chế đi giày khi mưa. Hành động này có thể ảnh hưởng đến màu sắc và độ bền của chất liệu da lộn. Tương tự, chất liệu da lộn cũng kỵ nhiệt độ cao. Vì thế, không nên dùng máy sấy tóc hong giày hoặc phơi giày lâu ngày dưới ánh nắng trực tiếp.
6. Nếu mọi biện pháp đều thất bại, hãy đem giày của bạn đến cửa hiệu để được làm sạch đúng cách.
Sao Mai
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet