Hệ thống cầu vượt Cát Lái (quận 2) gồm bốn nhánh cầu nối bắt ngang qua xa lộ Hà Nội với đại lộ Mai Chí Thọ về cảng Cát Lái và vào trung tâm thành phố. Đây là một hệ thống cầu vượt có tầm quan trọng cũng như hiện đại lớn nhất TP.HCM.
Hàng ngày, lượng xe đầu kéo, xe tải nặng, ô tô lưu thông qua cầu vượt rất lớn.
Tuy nhiên, do thiết kế các nhánh cầu quá cong, tạo nên khúc cua gắt nên đã dẫn đến nhiều tai nạn trên các nhánh cầu vượt này. Đặc biệt là các vụ lật xe đầu kéo, rơi container khỏi xe đang chạy trong khi phía dưới là xa lộ Hà Nội đông đúc người tham gia giao thông.
Sau hơn 3 năm đưa vào sử dụng, tại các nhánh cầu vượt Cát Lái đã xảy ra gần 10 vụ lật xe đầu kéo chở container làm hư hỏng mặt cầu cũng như khiến người tham gia giao thông trên xa lộ Hà Nội cảm thấy bất an.
Trước tình trạng trên, các ban ngành liên quan đã cho lắp đặt camera kiểm tra tốc độ, giảm tốc độ lưu thông khi lên cầu từ 40km/h xuống còn 30km/h và tiến hành điều chỉnh thiết kế các nhánh cầu này để hạn chế các vụ tai nạn như trên.
Một hệ thống cầu vượt quan trọng bậc nhất khác tại cửa ngõ TP.HCM đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Bắc và ngược lại là hệ thống cầu vượt Thủ Đức, hay còn gọi là cầu vượt Trạm Hai.
Bên cạnh khúc cua "tử thần" trên, những đường dẫn lên cầu vượt cũng có góc cua khá gắt, lại cho các loại xe ô tô lưu thông chung với xe máy nên khu vực cầu vượt Thủ Đức đã xảy ra nhiều tai nạn nghiêm trọng gây chết người.
Gần đây nhất, ngày 10/2, tại khúc cua nguy hiểm trên cầu vượt Thủ Đức đã xảy ra tai nạn xe tải tông văng hàng chục mét dải phân cách và khiến một người bị thương vì không làm chủ được tay lái khi vào cua.
Trước đó, đầu năm 2013, anh Lê Tiến Hưởng (37 tuổi) điều khiển xe máy chở vợ là chị Lương Thị Đào (34 tuổi, hai vợ chồng cùng quê Nam Định) đi ăn giỗ ở Bình Dương rồi trở về Đồng Nai. Khi đến cầu vượt Trạm Hai, xe máy của anh Hưởng đang đổ dốc cầu vượt Trạm Hai hướng ra Suối Tiên thì xảy ra va chạm với xe tải của công ty vận tải Tín Ngân Thành đang lưu thông cùng chiều.
Khúc cua cầu vượt An Sương tuy không quá gắt nhưng lại là nơi điểm đen hay xảy ra nhiều tai nạn giao thông nhất tại các cửa ngõ giao thông của TP.HCM. Tại khúc cua này thường xảy ra tai nạn giao thông giữa xe đầu kéo, xe tải nặng với người tham gia giao thông bằng xe máy.
Vào ngày 27 Tết Giáp Ngọ mới đây, một xe đầu kéo do tài xế Trần Đình Chiến (31 tuổi) điều khiển khi rẽ từ quốc lộ 1A vào quốc lộ 22 đã va chạm với xe máy của bà Huỳnh Thị Nga (48 tuổi, quê Tiền Giang) điều khiển xe máy chở cháu ngoại là bé Lê Thúy Vy (9 tuổi) đi từ thị xã Thuận An về Tiền Giang ăn Tết.
Tương tự như khúc cua ở cầu vượt An Sương, khúc cua từ đường Đồng Văn Cống ra đại lộ Mai Chí Thọ cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng.
Nhiều người dân trong khu vực đến nay vẫn còn nhớ như in vụ tai nạn ngày 18/11/2012 khiến hai mẹ con tử vong thảm khốc dưới gầm xe đầu kéo.
Gần đây nhất, ngày 22/2, một xe đầu kéo chở container 40 feet khi vừa lưu thông từ Đồng Văn Cống ra Mai Chí Thọ, bị mất thăng bằng lật chắn ngang phần đường ô tô trên đại lộ khiến giao thông qua khu vực bị ùn tắc trong nhiều giờ liền.
Trong nội ô TP.HCM, khúc cua nguy hiểm nhất có lẽ là nhánh cầu dẫn từ cầu Nguyễn Văn Cừ đi quận 4. Khúc cua này có độ gắt như khuỷu tay trong khi bên dưới là kênh Tàu Hủ, rào chắn lại thấp nên khi xảy ra tai nạn, nạn nhân thường "rơi" xuống cầu.
Nhiều người không quen thuộc với nhánh cầu dẫn này hay chạy với tốc độ cao khi vào đoạn cua rất dễ bị tai nạn. Bên cạnh đó, khu cua đã nguy hiểm lại được phân chia lưu thông hai chiều từ cầu xuống quận 4 và ngược lại nên diện tích lưu thông càng hẹp, rất khó để xử lý.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet