Nội dung

Đã 77 năm, General Motors luôn là hãng xe hàng đầu thế giới, xây dựng một kỳ tích trong ngành công nghiệp ôtô. Dù đang bị Toyota "săn đuổi" nhưng rõ ràng, những gì tập đoàn này làm được là không thể phủ nhận.

Đóng góp cho General Motors khổng lồ là hàng ngàn con người. Có những nhân vật trở thành huyền thoại nhưng có những người chỉ giới ôtô biết với nhau. Có những người nổi tiếng vì những gì đã làm. Ngược lại, có người nổi tiếng vì vài câu nói. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm cái tên General Motors chào đời, tờ The Detroit News làm phép thông kê những nhân vật quan trọng nhất.

 những danh nhân làm nên general motors

William "Billy" Durant. Ảnh: Wikipedia

William "Billy" Durant

"Nếu có một cái tên gắn trên tòa nhà General Motors toàn cầu đặt ở Detroit thì chắc chắn đó phải là William "Billy" Durant", William Pelfrey tác giả cuốn sách Billy, Alfred, and General Motors nhận định.

"Ông ấy có tầm nhìn rộng và tạo nên những biến động lớn" Pelfrey bổ sung thêm.

Nhìn vào quá khứ, dường như Durant không được chọn để làm người đứng đầu tập đoàn lớn ôtô nhất thế giới. Sinh ra ở Boston năm 1861 và là con trai Thống đốc bang Massachusetts, Durant bỏ dở phổ thông trung học để phụ trách khá thành công cho một hãng vận tải ở Flint, nơi rất ít khi sử dụng động cơ mà toàn dùng ngựa. Ông làm việc ở đây tới khi một lãnh đạo trong vùng nhờ cứu hãng xe ít kinh nghiệm Buick Motor.

Durant không chỉ cứu Buick mà còn gây dựng cả một đế chế xe hơi.

Tầm nhìn của ông khác hẳn những đối thủ như Henry Ford, người sáng lập Ford Motor. Trong khi Ford tin vào sự thành công của một thương hiệu theo kiểu "one brand and one vehicle" thì Durant mơ tới một nhóm nhãn hiệu mà ở đó, mỗi nhà sản xuất chịu trách nhiệm một dòng sản phẩm dành cho tầng lớp khách hàng nhất định.

Theo lý giải, tư tưởng của Durant xuất phát từ ngành công nghiệp vận tải mà ông khởi nghiệp. Ở đó, họ sử dụng nhiều kiểu xe cho các mục đích khác nhau, từ phục vụ nông dân tới các vị khách sang trọng.

Durant thành lập General Motors dưới tư cách là công ty có cổ phần trong Buick. Sau khi hãng xe này lớn mạnh, Durant thâu tóm nhãn hiệu lâu đời nhất nước Mỹ, Oldsmobile. Cái tên thứ hai là Cadillac, thương hiệu hạng sang nổi tiếng. Tuy nhiên, giấc mơ bị đứt quãng khi tình hình tài chính không cho phép và ông mất quyền kiểm soát GM.

Đến 1911, Durant đi theo hướng sáng lập các thương hiệu mới cùng với Gaston và Louis Chevrolet. Sự bất đồng trong thời gian dài với anh em nhà Chevrolet khiến phải ra quyết định mua toàn bộ cổ phần của đối tác. Nhưng may mắn, Chevrolet thành công vang dội và Durant đủ tiền để mua lại cổ phần kiểm soát ở GM năm 1916. Một năm sau, Chevrolet chính thức nằm trong dây chuyền của General Motors.

Đến 1920, Durant một lần nữa mất GM vào tay DuPont. Ông quyết tâm làm lại bằng thương hiệu mới Durant Motors nhưng không thành. Cuối cùng, người sáng lập đế chế General Motors về quản lý một câu lạc bộ bowling ở Flint và mất năm 1947.

"Durant tạo nên những thương vụ chứ không phải một người làm ăn", Pelfrey kết luận

 những danh nhân làm nên general motors

Alfred P. Sloan (1875-1966) trên bìa tạp chí Time năm 1926. Ảnh: Wikipedia.

Alfred P. Sloan Jr.

Alfred P. Sloan là người đối lập với Durant về mọi khía cạnh. Ông là thiên tài tổ chức và vẫn được coi là cha đẻ của mô hình các tập đoàn hiện đại.

Đứng đầu một nhà cung cấp bị Durant thâu tóm, Alfred P. Sloan trở thành Tổng giám đốc GM năm 1923, dẫn dắt tập đoàn này vượt qua sự thống trị của Ford Motor, trở thành hãng xe lớn nhất nước Mỹ.

Cấu trúc tổ chức của Sloan là phi tập trung, chuyển hoạt động xuống các đơn vị con và đơn vị trung tâm nắm quyền kiểm soát chung. Đây là mô hình mà tất cả các tập đoàn lớn đang vận dụng. Ông còn là người thừa nhận nghiệp đoàn Mỹ (United Auto Workers) dù miền cưỡng chịu những vụ đình công cay đắng. Sloan sáng tạo nên cấu trúc nhân không kiểu Detroit (với đủ các mặt tốt xấu) và được duy trì suốt 8 thập kỷ.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Sloan bắt đầu tinh lọc những điểm tốt trong quan điểm của Durant. Ông phát triển GM theo kiểu đa sản phẩm. Nhưng nếu Durant tập trung vào giá trị sử dụng thì Sloan hướng tới những gì mà khách hàng cảm nhận.

"Sloan nhận ra người Mỹ coi ôtô là khát vọng của cuộc sống, là nơi phản ánh tính cách họ. Trong khi đó, Ford đơn thuần coi chúng là phương tiện di chuyển", Pelfrey viết.

Để thành công với GM, Sloan dĩ nhiên không thể không sử dụng những chiêu bài độc. Một trong những phi vụ nổi tiếng của ông được gọi dưới cái tên như trong phim "Streetcar conspiracy - âm mưu xe hơi". Sloan đã liên kết với những công ty dầu lửa, mua đường xe lửa ở nhiều thành phố. Sau đó phá hủy và thay bằng xe bus.

 những danh nhân làm nên general motors

Charles Wilson (1890-1961). Ảnh: Wikipedia

Charles Wilson

Rất ít người trong lịch sử bị trích dẫn sai nhiều như Charles Wilson. Hầu hết mọi người quên rằng ông từng dẫn dắt GM trong thời kỳ vinh quang nhất. Nhưng họ lại nhớ những gì ông nói tại quốc hội Mỹ khi nhậm chức Bộ trưởng quốc phòng năm 1953.

Dưới đây là sự cố đáng nhớ của vị Giám đốc điều hành GM từ 1941 đến 1953.

Trước khi bước vào con đường chính trị, Charles Wilson bị ép phải bán số cổ phần lớn ở GM với tổng trị giá 2,9 triệu USD. Trong cuộc họp của quốc hội Mỹ, trả lời câu hỏi nếu là Bộ trưởng quốc phòng, ông có ra những quyết định ảnh hưởng tới lợi ích ở General Motors hay không, Charles Wilson nói: "Trong nhiều năm tôi cho rằng những gì tốt cho đất nước thì sẽ tốt cho General Motors".

Tuy nhiên, câu nói này sau đó được trích gọn một cách trái ngược là "Những gì tốt cho GM thì sẽ tốt cho nước Mỹ".

 những danh nhân làm nên general motors

Roger Smith (1925-2007). Ảnh: AP.

Roger Smith

Là nhân vật nền dễ dàng cho những đạo diễn trẻ như Michael Moore nhưng Roger Smith là tính cách phức tạp trong "vở kịch" General Motors. Ông trở thành Giám đốc điều hành vào thời điểm khó khăn nhất, giai đoạn 1981-1990, khi hàng loạt nhà máy đóng cửa còn công nhân thì ra đường biểu tình. Những cố gắng của ông, dĩ nhiên không thành công nên GM mới tiếp tục khủng hoảng đến nay, nhằm cải tiến, tái cấu trúc lại một công ty già cỗi với những cơ cấu không thể thay đổi.

Ông là người gộp các thương hiệu thành nhóm như C-P-C (Chevrolet, Pontiac và GM Canada) chuyên sản xuất xe hạng nhỏ còn B-O-C (Buick, Oldsmobile, Cadillac) chuyên sản xuất xe cỡ lớn.

Roger Smith là người sáng lập thương hiệu Saturn, áp dụng hầu hết các nguyên lý thiết kế, sản xuất Nhật Bản nhằm lấy lòng người Mỹ.

 những danh nhân làm nên general motors

Rick Wagoner - người đang chịu những sức ép từ lịch sử của GM. Ảnh: Reuters

Robert Stempel, John "Jack" Smith và Rick Wagoner

Năm 1992, GM đứng trước khủng hoảng lớn. Robert Stempel đã cố gắng vực công ty dậy bằng những cải tiến từng bước một. Tuy nhiên, ban lãnh đạo mất kiên nhẫn với những thay đổi chậm chạp nên cách chức Tổng giám đốc của ông và thay bằng Jack Smith.

Smith đã làm mọi cách đẩy nhanh quá trình và hợp nhất những hoạt động của GM toàn cầu. Đây là mô hình mà GM chưa bao giờ có. Thế nhưng, thành quả vẫn không đến.

Hiện tại, mọi gánh nặng đang đè lên vai vị Chủ tịch Rick Wagoner. General Motors đang gặp phải sự đe dọa mà những người tiền nhiệm không thể hình dùng ra.

Trọng Nghiệp

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 siêu xe sắp ra mắt trong tương lai

Cuộc khủng hoảng kinh tế ít nhiều đã làm cho ngành công nghiệp ô tô chịu nhiều ảnh hưởng và phát triển chậm hơn dự kiến. Tuy vậy, vẫn có những dự án đang âm thầm được triển khai để làm hài lòng những tay đam mê siêu xe và tốc độ. Trong vài năm tới, 5 siêu xe của các thương hiệu nổi tiếng sẽ lần lượt ra mắt.

Xem thêm  

Audi Q5 đọ sức cùng Lexus RX350

Trong phân khúc xe CUV hạng sang tại Việt Nam, có rất nhiều cái tên nổi bật khiến cho khách hàng phân vân khi chọn lựa. Chúng tôi chọn ra hai mẫu xe tiêu biểu Audi Q5 và Lexus RX350 để tìm kiếm sự khác biệt giữa hai đại diện tiền tỷ này.

Xem thêm  

Siêu xe Lamborghini Gallardo mới sắp ra mắt

Sau khi chính thức "khai tử" dòng Gallardo cũ sau 10 năm có mặt trên thị trường với tổng cộng 14.022 chiếc được xuất xưởng. Mới đây hãng sản xuất siêu xe Lamborghini đã tiết lộ những hình ảnh mới...

Xem thêm