Cấu hình iso trên máy chụp ảnh ảnh hưởng đến chất lượng của ảnh không thua gì khẩu độ, tốc độ trập mà còn ảnh hướng đến cả việc điều chỉnh flash cho máy. Trước đây, với một người chụp ảnh flim việc điều chỉnh ISO thực sự làm một cơn ác mộng . Thậm chí, họ còn phải chuẩn bị một lô lốc các loại flim khác nhau để phù hợp với từng mức điều chỉnh khác nhau. Ngày nay, với sự phát triển của máy ảnh KTS đã cho phép người dùng có thể điều chỉnh một dải ISO rộng lớn mà không phải mất nhiều thời gian để tinh chỉnh.
Về căn bản , ISO được hiểu là mức độ nhay cảm của cảm biến (trước đây là flim) trước ánh sáng của môi trường xung quanh. Hoặc anh chị em có thể hiểu đơn giản hơn, ISO càng thấp mức độ nhạy cảm với ánh sáng môi trường của máy sẽ càng thấp, hình ảnh sẽ ít bị trường hợp "nhiễu hạt".
Trong trường hợp, anh chị em đang ở ngoài trời và xung quanh tràn ngập ánh sáng, chỉ nên tinh chỉnh ISO trong khoảng 50-320. Càng hạ thấp được con số ISO xuống thì anh chị càng đảm bảo độ chi tiết của hình ảnh. Tuy nhiên, nếu hạ xuống mức quá thấp, ảnh cũng sẽ bị tối.
Khi chụp ảnh ngoài trời nắng nên chọn mức ISO thấp
Và tương tự, nếu xung quanh đang là buổi tổi hoặc không có nhiều ánh sáng, anh chị em cũng không có flah rời trong tay nên sử dụng khoảng ISO từ 1250-3200. Điều này sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là có thể hình ảnh sẽ " nhiễu hạt tím" và mất một số chi tiết trong hình ảnh.
Hiện tượng nhiễu hạt vì ISO quá cao
Một ví dụ về sự khác nhau giữa các mức ISO trên máy ảnh
Vì bài viết có giới hạn nên DangHV chỉ giới thiệu đến anh chị em một số điều cơ bản về ISO. Trong thực tế, sẽ có một số trường hợp ngoại lệ khác hơn. Nếu anh chị em biết về những trường hợp ấy, hãy chia sẽ với diễn đàn. Xin chân thành cảm ơn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet