Bất cứ ai đã từng tiếp xúc với nhiếp ảnh từ "thời" máy phim chắc hẳn sẽ nhớ những khó khăn mà nó mang đến. Hơn thế nữa, hãy thử tưởng tượng khi bạn đang lơ lửng trong không gian với một sợi dây là liên kết duy nhất với con tàu. Di chuyển của bạn bị hạn chế bởi bộ đồ vũ trụ cồng kềnh – thứ đảm bảo sự sống sót cho bạn ngoài đó. Và thậm chí bạn cũng không thể chụp “tự sướng” bởi cái mũ bảo hiểm vô duyên. Để biết được “kiệt tác” của mình trông như thế nào, bạn sẽ phải đợi đến lúc trở về trái đất an toàn – để rồi nhận ra tất cả những tấm phim đã bị ảnh hưởng bởi bức xạ.
Gerald Carr, Ed Gibson trên tàu Skylab 4, tháng 6/1975 (Nasa)
Sẽ rất thú vị khi tìm hiểu xem các phi hành gia của nasa đã ghi lại những khoảng khắc đáng kinh ngạc ở trên như thế nào. Một cuộc triển lãm mới được mở ra gần đây tại London với chủ đề: “Encountering the Astronomical Sublime: Vintage Nasa Photographs 1961 – 1980” bao gồm rất nhiều ảnh chụp bởi các phi hành gia trong những ngày đầu tiên khám phá vũ trụ.
nguy cơ phóng xạ
Sứ mệnh không gian trong những năm 60 và 70 chắc chắn đã đẩy công nghệ máy ảnh tới giới hạn. Trong nhiều trường hợp, họ không biết làm thế nào để thành công đến cho đến khi họ thực sự cố gắng, theo lời của nhà thiên văn học Marek Kukula.
Nhớ lúc yuri Gagarin trở trành người đầu tiên lên vũ trụ vào năm 1961 mà không hề có máy ảnh trên con tàu Vostok. Chỉ 8 năm sau, những bước chân đầu tiên lên mặt trăng đã được phát sóng trực tiếp trên TV. Không giống như các phi hành gia, phim chụp không cần khí oxy để tồn tại nhưng còn một nguy cơ khác đe dọa – bức xạ vũ trụ.
Một phần sao Thổ, tàu Voyager 2, 1981 (Nasa)
Sau khi ra khỏi bầu khí quyển trái đất, tàu vũ trụ với các phi hành gia bên trong mất đi một lá chắn tạo bởi khí quyền và từ trường trái đất. Do đó che chắn là một điều không thể thiếu trong các sứ mệnh chinh phục không gian. Máy ảnh cũng cần được che chắn để bảo vệ cuộn phim bên trong. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp cường độ bức xạ lên cao theo hoạt động bất thường của mặt trời có thể xóa xổ hoàn toàn cuộn phim.
Vấn đề chụp ảnh
Có một vấn đề với chụp ảnh trong không gian khi việc nhấn nút chụp là không dễ để nhấn chính xác – do găng tay quá khổ. Các nhà sản xuất máy ảnh như nikon và Hasselblad đã đưa ra những thiết kế đặc biệt để giúp các phi hành gia chụp ảnh , qua đó phục vụ nghiên cứu khoa học và quảng bá chương trình thám hiểm không gian. Nói gì thì nói, hình ảnh là một người đại sứ lớn được chấp nhận bởi đông đảo quần chúng thay vì những chuỗi dài dữ liệu thiên văn học. Michael Pritchard, giám đốc của Royal Photographic Society cho biết: “Máy ảnh đã được điều chỉnh đề phù hợp với thực tế chụp ảnh trong không gian. Điều khiển máy ảnh đã được mở rộng hoặc có điều chỉnh đặc biệt để có thể phù hợp với bàn tay đeo găng lớn”.
Liên Xô – nơi có ngành công nghiệp máy ảnh lớn nhất thời đó bên cạnh nhật bản cũng đã đưa ra các giải pháp thay đổi thiết kế để hỗ trợ cho các phi hành gia của họ. Đầu năm nay, những thiết kế trước đây là tối mật đã được đem bán đấu giá, trước đó vào năm 2012 chiếc kiev sử dụng trên tàu Zond-7 được bán với giá hơn 75.000 USD.
Với những cố gắng đó, chúng ta đã có được một cái nhìn chân thực hơn về thế giới rộng lớn xung quanh trái đất, bao gồm cả mặt trăng. Trong số đó, có những hình ảnh đã trở thành biểu tượng nói lên sự độc đáo của trái đất trong vũ trụ.
Để giảm trọng lượng và cho phép thu thập được nhiều mẫu đá hơn, chỉ phần sau của máy ảnh là nơi chưa phim được giữ lại. Thân máy và ống kính bị bỏ lại và đợi loài người khám phá trong những lần viếng thăm tiếp theo.
Một số hình chụp trên vũ trụ đầu tiên
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet