Nhả phanh liệu có quan trọng hơn việc đạp phanh?
Trên thực tế, nhà sản xuất thường trang bị bên ngoài phớt dầu một phớt chắn bụi để ngăn bụi xâm nhập. Ngoài ra còn có một miếng má phanh ở phía đối diện của đĩa, kẹp nó từ bên trái và bên phải.
Và khi chúng ta ngừng bóp cần phanh, ngừng đạp chân phanh. Áp suất thủy lực sẽ biến mất, tức là lực đẩy má phanh cũng biến mất. Trên thực tế, ngay cả khi nhả cần phanh, áp suất thủy lực do xi lanh chính tạo ra sẽ bị mất đi và chất lỏng bên trong ống phanh không bị hút ngược trở lại.
Khi đạp phanh và pít-tông bị đẩy ra ngoài bằng áp suất thủy lực, phớt dầu tiếp xúc gần với pít-tông sẽ bị kéo và biến dạng. Khi nhả phanh, độ căng của phớt dầu quay trở lại và pít-tông bị kéo về phía sau, tạo ra một khe hở nhỏ giữa pít-tông và mặt sau của má phanh.
Trong trường hợp đó, phanh sẽ không hoạt động nhưng má phanh vẫn tiếp xúc với đĩa phanh nên phanh sẽ ở trạng thái "rê". Điều này sẽ khiến má phanh bị mài mòn khi không cần thiết, nếu tiếp tục cọ sát vào nhau sẽ nóng lên và ảnh hưởng xấu đến mặt đĩa, gây ra hiện tượng kẹt phanh đĩa.
Ngay thời điểm này, phớt dầu được bố trí bên trong kẹp phanh sẽ cố gắng kéo pít tông trở lại hình dạng ban đầu tạo ra một khoảng trống giữa mặt đĩa với má phanh.
Như vậy, công dụng của phớt dầu giúp chắn bụi và còn biến dạng khi hoạt động khiến pít-tông tiếp xúc sẽ di chuyển (quay trở lại) vị trí ban đầu khi người lái ngừng thao tác bóp cần phanh / đạp chân phanh. Nhưng vì tiết diện của phớt dầu mỗi bên chỉ vài milimet nên nó chỉ bị biến dạng một chút. Do đó, khe hở tạo ra trong má phanh khi pít tông quay trở lại cũng rất nhỏ. Nhưng nhờ khe hở nhỏ đó nên không xảy ra hiện tượng kẹt đĩa phanh.
Và hiệu quả của việc nhả phanh cũng thay đổi rất nhiều dựa vào quá trình vệ sinh, bảo dưỡng. Khu vực xung quanh pít-tông bên trong kẹp phanh không chỉ có bụi bẩn và cát bay bám vào khi lái xe dưới trời mưa mà còn có bột sắt sinh ra do mòn má phanh và đĩa phanh. Và nếu chất bẩn này không được vệ sinh kĩ, việc phớt dầu giúp pít tông trở về vị trí ban đầu sau khi nhả phanh cũng kém đi.
Do đó, nên làm sạch hệ thống phanh thường xuyên. Sẽ rất lý tưởng nếu chủ xe tháo kẹp phanh ra khỏi phuộc trước, tháo má phanh và vệ sinh kỹ khu vực xung quanh pít-tông theo định kì.
Nhân tiện, chủ xe có thể dễ dàng vệ sinh bỏ bụi bẩn bằng cách xịt chất tẩy rửa các bộ phận, nhưng nó sẽ làm hỏng thành phần cao su của phớt dầu và phớt bụi. Máy rửa áp lực cao cũng có thể làm hỏng các phớt và khiến nước xâm nhập vào bên trong hệ thống phanh, vì vậy hãy lưu ý mỗi khi rửa xe để chăm sóc hệ thống phanh được hoạt động tốt nhất có thể và bền bỉ theo thời gian.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet