Linda và Paul gặp nhau năm 1977, khi cô là một tiếp viên hàng không còn anh đang thực tập để trở thành một bác sỹ sản phụ khoa. Linda lúc đó 22 tuổi, và Paul 26. Cả hai được mai mối và họ đã yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cho đến nay, Paul và Linda đã chung sống hạnh phúc với nhau được 36 năm và có 5 người con.
Dưới đây là cuộc trò chuyện của Linda với Cosmopolitan về cuộc sống hôn nhân, và đặc biệt là chia sẻ của cô về đời sống chăn gối khi cưới một bác sỹ sản phụ khoa.
- Khi bắt đầu hẹn hò lần đầu, bà nghĩ gì về việc ông Paul sẽ đánh giá mình có thể ông ấy sẽ so sánh bà với những phụ nữ khác mà ông ấy đã nhìn thấy ở nơi làm việc?
- Tôi không lo lắng chuyện đó. Và tôi đã được hỏi câu này rất nhiều lần. Tôi nghĩ rằng đàn ông thường tò mò hơn về chuyện này nhiều hơn những người phụ nữ. Mọi người thường hỏi tôi những câu đại loại như: "Điều đó có khiến chị khó chịu không?" và tôi nghĩ rằng nếu bạn không phải là bác sĩ hay làm công việc tương tự như vậy thì bạn mới nghĩ nó có gì đó “khác biệt”. Thực tế, tôi cũng giống như bất kì ai đó, khi đi khám phụ khoa hay sức khỏe sinh sản thường không đeo theo cảm giác hay hứng thú tình dục vào phòng khám. Đối với các bác sỹ mà nói, việc khám vùng kín cũng chỉ là một quy trình trong việc khám chữa bệnh, giống như khi họ kiểm tra cánh tay hay bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể bạn.
- Tức là bà không thấy có vấn đề gì khi chồng khám cho những người phụ nữ khác?
- Nó không ảnh hưởng đến tôi. Khi có người thân hay bạn bè gặp vấn đề về sản phụ khoa, tôi thường giới thiệu họ với chồng mình. Bởi vì tôi biết họ sẽ được bảo đảm an toàn và tôi cảm thấy bất cứ ai là bệnh nhân của chồng tôi đều thực sự may mắn. Rõ ràng nếu tôi nghĩ việc có chồng là bác sỹ sản phụ khoa là điều kì quặc, đáng xấu hổ, tôi đã không giới thiệu bạn bè thân thiết của mình đến chỗ của chồng tôi để khám bệnh.
"Bởi vì tôi biết họ sẽ được bảo đảm an toàn và tôi cảm thấy bất cứ ai là bệnh nhân của chồng tôi đều thực sự may mắn" - Linda cho biết (Ảnh minh họa).
Nếu gặp vấn đề gì đó khiến bà cần đi khám, bà sẽ nhờ ai khám?
- Khi tôi nghĩ mình có lẽ bị viêm đường tiết niệu, tôi sẽ hỏi chồng đầu tiên. Sau đó, tôi đến cơ quan chồng rồi sẽ đến gặp đồng nghiệp của anh ấy để khám.
- Tại sao bà lại đến chỗ đồng nghiệp của chồng mà không phải chính chồng mình?
- Tôi nghĩ điều đó là vì chúng tôi là vợ chồng, đã có sự gắn kết tình cảm với nhau. Khi bạn khám bệnh cho một người thân trong gia đình, yếu tố lo lắng sẽ đi cùng với sự kiểm tra chuyên môn và như vậy có thể dẫn đến kết luận mang tính chủ quan. Việc khám bệnh không phải là chuyện chúng tôi có thể trao đổi, trò chuyện với nhau, mà nó liên quan đến đạo đức nghề nghiệp.
- Khi bà sinh con, ai đỡ đẻ cho bà?
- Chồng tôi đỡ đẻ cho tôi khi tôi sinh con lần đầu tiên. Và 30 năm sau ngày đó, anh ấy lại mổ đẻ cho chính con gái mình để đón cháu ngoại của chúng tôi.
- Việc được chồng đỡ đẻ có ưu và nhược điểm gì thưa bà?
- Ưu điểm là việc đó khiến tôi cảm thấy như việc sinh đẻ của mình rất riêng tư và thân mật. Cảm giác đó rất đặc biệt. Tôi vẫn nhớ khi đó ông ấy đã bế con đến bên tôi và nói rằng con bé thật hoàn hảo. Đó là một kỉ niệm không bao giờ phai mờ.
Về mặt y khoa, nếu nhìn lại thì nhược điểm lớn có thể là chẳng may có biến chứng gì đó không hay xảy ra và sẽ không có ai hỗ trợ chúng tôi. Chúng tôi đã không chuẩn bị gì cho một ca sinh tại nhà, ngay cả việc cắt rốn cho con ông ấy cũng phải tự ứng biến. Vì vậy chúng tôi thực sự cảm thấy may mắn là đã không có biến chứng y khoa nào trong lần sinh đó.
- Bà nghĩ việc chồng đỡ đẻ cho mình có ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ của hai người?
- Tôi nghĩ rằng, sau hôm đó, tôi yêu chồng nhiều hơn và tôi nhận ra điều anh ấy làm mỗi ngày không chỉ đơn thuần là công việc. Đó là mạng sống của con người mà anh ấy nắm trong tay và điều đó khiến chồng và những việc anh ấy làm càng trở nên đặc biệt hơn với tôi. Anh ấy rất giỏi trong nghề nghiệp và rất yêu công việc chăm sóc cho phụ nữ cùng những đứa con của họ. Anh ấy thực sự tuyệt vời.
- Vậy đời sống tình dục của bà thế nào?
- Bạn biết đấy, việc này tùy thuộc vào lịch làm việc của Paul. Nếu cả tôi và anh ấy đều ở nhà thì chúng tôi gần gũi nhau 3-5 lần mỗi tuần. Trong trường hợp anh ấy không phải đi trực thì chúng tôi có thể ở bên nhau nhiều hơn. Khi chúng tôi mới hẹn hò và còn trẻ, tần suất gần gũi lớn hơn mức đó nhiều.
- Bà làm đã sắp xếp thế nào để giữ lửa cho đời sống chăn gối của hai vợ chồng?
- Cuộc sống luôn bận rộn nhất là khi chồng là một bác sỹ sản phụ khoa. Chồng tôi luôn nhận những cuộc điện thoại vào sáng sớm hoặc lúc đêm khuya. Đôi khi những cuộc gọi lúc nửa đêm lại tốt cho đời sống chăn gối của chúng tôi. Khi đó, cả hai chúng tôi đều bị đánh thức và có thể "làm điều gì đó" vào ngay lúc ấy. Hoặc khi anh ấy gọi điện thông báo rằng đang trên đường về nhà, tôi sẽ nói với chồng rằng mình đang rất hào hứng để gặp anh ấy. Thỉnh thoảng tôi cũng gửi tin nhắn gợi chuyện hoặc email tình tứ đến điện thoại của chồng.
- Nội dung tin nhắn mà bà gửi cho chồng là gì vậy?
- (Cười to) Chỉ thế này thôi "Em đang nghĩ về anh. Em nôn nóng đợi anh về đêm nay". Và khi ấy chồng tôi biết điều đó có nghĩa là gì. Những điều nho nhỏ tôi làm chỉ là để cho chồng biết tôi vẫn khao khát anh ấy thôi.
- Đã bao giờ vợ chồng bà mang chuyên môn sản phụ khoa của chồng vào phòng ngủ?
- Tôi thực sự không biết liệu điều này có liên quan gì với chuyện chồng tôi là một bác sỹ sản phụ khoa không nhưng anh ấy biết tất cả những điều tuyệt vời nhất về sex và hiểu rõ từng bộ phận cơ thể của phụ nữ, những nơi dễ kích thích mà thậm chí nhiều phụ nữ còn chưa biết.
- Theo bà thì đời sống chăn gối của mình có thay đổi thế nào theo tiến trình của cuộc hôn nhân?
- Khi các con tôi ở nhà, chúng tôi lên lịch hẹn hò với nhau bằng cách hai vợ chồng đi ăn tối rồi thuê một phòng khách sạn. Dù chúng tôi chỉ có thể ở đó vài tiếng đồng hồ nhưng đó là lúc chúng tôi không phải lo lắng việc bọn trẻ có thể xông thẳng vào phòng bất cứ lúc nào.
Nhưng bây giờ, bọn trẻ đã trưởng thành và đi hết, chúng tôi không cần phải đặt phòng khách sạn nữa. Sau gần 40 năm sống cùng nhau, chúng tôi hiểu rõ những điều đối phương thích là gì và không cần phải chơi trò phỏng đoán nữa. Cả hai chúng tôi đều vẫn coi nửa kia là trên hết, và điều đó giúp "chuyện ấy" giữa chúng tôi luôn tuyệt vời.
- Sau 36 năm hôn nhân, theo bà, điều gì là chìa khóa cho một đời sống tình dục lành mạnh?
- Tôi luôn chăm sóc bản thân để giữ được vẻ gợi cảm và đáng khao khát với anh ấy. Chồng tôi cũng làm điều tương tự như vậy đôi với tôi. Tôi nghĩ điều đó thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai vợ chồng. Bạn cũng đừng để những thứ khác xen vào cuộc sống phòng the của vợ chồng mình. Hãy dành ra hai tiếng để hai vợ chồng vui vẻ bên nhau.
- Theo bà, điều gì là tốt nhất khi làm vợ một bác sỹ sản phụ khoa?
- Tôi không biết liệu chồng mình tuyệt vời và ấm áp, đầy sự cảm thông với phụ nữ là vì anh ấy đã thấy và lắng nghe bao điều về họ suốt ngày dài hay do chính anh ấy là một người như vậy. Nhưng tôi nghĩ việc chồng là bác sỹ phụ khoa khiến cho chồng tôi thực sự hiểu biết về những điều phụ nữ thường suy nghĩ. Họ chia sẻ mọi điều với bác sỹ sản phụ khoa và việc đó khiến anh ấy thực sự là một người chồng tuyệt vời. Một điều khác là, đối với các con mình, tôi thấy không có gì khó chia sẻ về chúng, dù đó là về vấn đề giới tính hay những chuyện khác. Anh ấy luôn cởi mở để lắng nghe và chia sẻ mọi thứ.
- Có điều gì khiến bà ước giá như mình biết trước khi cưới một bác sỹ sản phụ khoa?
- Tôi không biết liệu có phải vì anh ấy hiểu quá rõ về cơ thể phụ nữ hay không nhưng "chuyện ấy" của chúng tôi luôn tuyệt vời. Tuy nhiên, khi làm vợ một bác sỹ sản phụ khoa, bạn cũng phải học cách thích nghi. Bởi vì có những ngày nghỉ, lễ sinh nhật, dịp kỷ niệm, anh ấy sẽ không ở bên bạn. Và những việc đó đều chấp nhận được hoặc bạn không nên cưới một bác sỹ nói chung chứ không chỉ riêng bác sỹ khoa sản. Bởi vì những bệnh nhân cần anh ấy.
Nguồn dịch: cosmopolita.com
beforeAfter('.before-after');
.tacgia, .tacgia a {color: #999;font-weight: normal;padding-top: 10px;display: inline-block;}.tacgia .pencil{padding-right: 18px;height: 14px;background-position: -57px 0;display: inline;margin-right: 5px;background-image: url('http://kenh143.vcmedia.vn/skin/icons.png');background-repeat: no-repeat;} Theo HN / Trí Thức Trẻ