"Bệnh" nghiện mua sắm
Thuật ngữ "nghiện mua sắm" (shopaholic) dành để chỉ việc shopping đôi khi thừa thãi, điên cuồng mất kiểm soát, một hành động "không-thể-dừng-lại". Theo các nhà nghiên cứu, bệnh nghiện mua sắm có thể là một triệu chứng rối loạn tâm lý thực sự, gọi tên chung là oniomania.
Tuy nhiên không phải ai thích mua sắm cũng là người nghiện mua sắm. Những người có oniomania thường mua sắm điên cuồng, mất kiểm soát, không hề để tâm vào món đồ mình mua và gây tổn hại nghiêm trọng tới túi tiền của chính họ. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người nghiện mua sắm thường có gia đình không hạnh phúc, đời sống tinh thần trì trệ bế tắc hay sự nghiệp lao đà xuống dốc.
Người nghiệm mua sắm thường không để tâm vào món đồ mình mua, cái họ nghĩ đến là thảo mãn chính mình.
Sự thật về một tín đồ nghiện mua sắm
Theo phân tích và nhận định của nhà tâm lý học Nadezhda Yugrina: "Nghiện mua sắm tương tự như ma túy, cờ bạc hay nghiện rượu vậy. Người ta phải đi tìm lý do dẫn đến căn bệnh này trong thời thơ ấu, thời gian trưởng thành của mỗi cá nhân cụ thể. Như một quy luật, những người nghiện mua sắm gần như có chung cảnh ngộ thiếu sự quan tâm chăm sóc tinh tế từ người thân trong gia đình hoặc gặp thất bại lớn trong tình yêu, sự nghiệp. Họ tìm quên nỗi buồn đau trong các cửa hàng và mua sắm không ngừng nghỉ".
Triệu chứng Oniomania thường có thể xảy ra kết hợp với rối loạn lưỡng cực và các yếu tố trầm cảm khác, đẫn đến việc người nghiện mua sắm biểu lộ cảm xúc khó khăn, hay lo lắng căng thẳng và đặt các mối quan hệ vào tình trạng "báo động đỏ". Mua sắm liên tiếp và không toan tính là một cách để họ tự thỏa mãn mình, lấp đầy những khoảng trống và tìm kiếm thú vui riêng biệt.
Cũng theo nghiên cứu, một kịch bản phổ biến và thường lặp đi lặp lại - đẩy một cô gái đến bờ vực của chứng nghiện mua sắm là: Mối quan hệ tình cảm gắn bó với chồng/người yêu/gia đình kết thúc, người phụ nữ đi ra ngoài ... nơi cô ấy đến là trung tâm thương mại, bù đắp nỗi đau bằng việc mua cả đống quần áo, giày dép, phụ kiện, thậm chí cả những đồ vật vốn chẳng có chỗ dùng trong căn hộ của mình. Mua sắm vô độ lúc này được xem như liều thuốc xoa dịu sự mất mát, tổn thương trong lòng.
Đối với một số chuyên gia, cũng có không ít người trở thành tín đồ nghiện mua sắm vì bản thân khát khao trở thành trung tâm sự chú ý, họ là đối tượng được chăm sóc tận tình trong shop hàng và vì thế, một phần nào đó của cái tôi được thỏa mãn.
Người thích mua sắm chưa chắc đã là người nghiện mua sắm.
Phụ nữ khi vấp phải những nỗi đau hay biến cố trong đời, thường tìm cách mua sắm thật nhiều để xoa dịu những tổn thương.
Thật không may, người nghiện mua sắm thường xuyên trải nghiệm cảm giác tội lỗi sau khi họ nhận được đống đồ chuyển tới căn hộ của mình. Điều này tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý của họ. "Đó là một vòng luẩn quẩn" - Nhà tâm lý học Yugrina nói - "Ban đầu mọi người đi đến một cửa hàng và chi tiêu rất nhiều tiền ở đó, nhưng sau đó họ gặp phải cảm giác tội lỗi, tiếp đi đến một cửa hàng khác mong thoát khỏi cảm giác, rồi... tiếp tục mua sắm. Cứ như vậy, cứ như vậy". Để thoát khỏi việc nghiện mua sắm thực sự, chỉ có thể bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý từ các bác sĩ.
Hầu hết phụ nữ đều thích mua sắm.
Tâm lý thoải mái, sự cân bằng trong đời sống sẽ giúp phụ nữ mua sắm thông minh hơn.
Điều trị cho một tín đồ mua sắm
Điều trị cho người nghiện mua sắm không đơn thuần là "kê đơn, bốc thuốc" như khi điều trị cho bệnh thể chất. Điều trị cho một tín đồ nghiện mua sắm thường có nghĩa là sự can thiệp của liệu pháp tâm lý, bền bỉ, kéo dài... ngày qua ngày cho đến khi người bệnh tiếp thu, kết hợp với đó là biện pháp thắt chặt - quản lý tài chính cá nhân.
"Không có phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho nghiện mua sắm", Donald Black, giáo sư tâm thần học tại Đại học Y khoa Iowa thẳng thắn chia sẻ - "Các loại thuốc chống trầm cảm thường được dùng, nhưng hiệu quả không cao và không giống nhau ở các trường hợp. Phương pháp chữa tập trung vào chương trình điều trị hành vi nhận thức, tư vấn tín dụng hoặc nợ có thể rất hữu ích cho một số người. "
Điều trị cho một tín đồ nghiện mua sắm có thể rất tốn kém, không chỉ vì sự giúp đỡ chuyên nghiệp của nhiều chuyên gia, nhà tâm lý ... mà còn do trong quá trình, người bệnh thiếu kiểm soát và lao vào mua sắm điên cuồng hơn.
Sự quan tâm của gia đình và bè bạn có vai trò quan trọng đối với người nghiện mua sắm, có thể giúp họ khuây khỏa và cân bằng tinh thần. Vốn dĩ khi đời sống tình cảm no đủ, các tín đồ sẽ chẳng còn thấy thiếu thốn hay khát khao mua sắm khỏa lấp nỗi cô đơn trong tâm hồn nữa.
Không có phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho nghiện mua sắm
Điều trị cho một tín đồ nghiện mua sắm có thể rất tốn kém
Người phụ nữ nghiện mua sắm có thể đẩy kinh tế gia đình xuống vực thẳm.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet