Nội dung
Khởi phát ở Osaka năm 1684, Bunraku hay Ningyō Jōruri là một thể loại kịch rối truyền thống Nhật Bản thu hút rất nhiều khách du lịch bên cạnh nghệ thuật hát múa nổi tiếng Kabuki.

Bunraku bắt đầu như một loại hình giải trí phổ biến dành cho dân thường trong thời kỳ Edo ở Osaka và phát triển thành một môn nghệ thuật vào cuối thế kỷ 17. Loại hình kịch rối này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Nghệ thuật kịch rối bunraku ở nhật bản

Bunraku được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Ảnh: wordpress

Mỗi con rối Bunraku có kích thước bằng một nửa người thật và được điều khiển bởi ba người: một người phụ trách chính và hai người trợ lý. Rối Bunraku không được điều khiển bằng dây mà thay vào đó, những người điều khiển kết hợp kiểm soát sự chuyển động của chân tay, mí mắt, nhãn cầu, lông mày và miệng của con rối, từ đó tạo ra được những cử chỉ hành động, nét mặt như người thật. Những người điều khiển rối hiện diện trực tiếp trên sân khấu biểu diễn nhưng thường mặc quần áo đen, để trở nên “vô hình” trong mắt khán giả.

Chủ đề của Bunraku thường xoay quay những câu chuyện tình bi kịch cổ điển, truyền thuyết hoặc kể về các vị anh hùng dựa trên những sự kiện trong lịch sử. Khi biểu diễn, những câu chuyện được kể bởi một người lĩnh xướng duy nhất. Người này sẽ lồng tiếng cho tất cả các con rối nên đòi hỏi giọng nói phải có biểu cảm đa dạng và cao độ giọng khác nhau để chuyển đổi qua các nhân vật, không kể già trẻ, trai gái. Tốc độ kể chuyện sẽ phụ thuộc vào âm thanh của tiếng đàn shamisen được chơi kèm trong bunraku. Sẽ là một trải nghiệm thú vị khi được chứng kiến những con rối chuyển động nhịp nhàng, sinh động y như người thật, ăn khớp với câu chuyện kể và âm thanh đàn shamisen.

Nghệ thuật kịch rối bunraku ở nhật bản

Các con rối bunraku bằng một nửa kích thước người thật và mỗi chuyển động của chúng được điều khiển bởi ba người: một người điều khiển chính và hai người trợ lý. Ảnh: fotopedia

Ngày nay, Bunraku chủ yếu được biểu diễn trong những nhà hát hiện đại theo phong cách châu Âu. Vở diễn trong một ngày thường được chia thành hai phân đoạn (một vào đầu giờ chiều và một vào buổi tối), và mỗi phân đoạn lại được chia thành từng hồi. Vé thường được bán cho từng phân đoạn của vở diễn, tuy nhiên trong một vài trường hợp, họ cũng cho bán vé theo từng hồi của mỗi phân đoạn. Giá vé xem Bunraku dao động khoảng 1.500 – 6.500 yen (325.000 – 1.410.000 đồng).

Dưới đây là một số địa điểm bạn có thể thưởng thức bộ môn nghệ thuật này:

Nhà hát Bunraku Quốc gia ,Osaka

Nhà hát Bunraku Quốc gia tại thành phố Osaka – nơi sản sinh ra bộ môn nghệ thuật này – là địa điểm lý tưởng để thưởng thức bunraku dành cho du khách nước ngoài. Mỗi năm nhà hát có khoảng 4 vở diễn, mỗi vở diễn ra trong vòng 3 – 6 tuần. Tại đây có dịch vụ cho thuê tai nghe thông dịch tiếng Anh cho du khách ở hầu hết các vở diễn.

Cách đến: đi các tuyến tàu điện ngầm Sennichimae hoặc Sakaisuji đến ga Nipponbashi và đi bộ ít phút sẽ đến nhà hát.

Nghệ thuật kịch rối bunraku ở nhật bản

Ngày nay, bunraku chủ yếu được biểu diễn trong những nhà hát hiện đại theo phong cách châu Âu. Ảnh: muza-chen

Nhà hát Quốc gia Tokyo

Đoàn kịch rối tại Nhà hát Quốc gia Tokyo biểu diễn khoảng 4 vở diễn mỗi năm, mỗi vở diễn ra trong vòng 2 – 3 tuần tại một hội trường nhỏ ở Nhà hát Quốc gia Tokyo. Tại đây cũng có dịch vụ cho thuê tai nghe thông dịch tiếng Anh cho du khách.

Cách đến: 5 phút đi bộ từ ga Hanzomon (tuyến tàu điện ngầm Hanzomon) hoặc 10 phút đi bộ từ ga Nagatacho (các tuyến tàu điện ngầm chạy qua gồm Yurakucho, Hanzomon hoặc Nanboku)

Trương Thu Cúc (theo japan-guide)


vnexpress.net

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

Trám - đặc sản dân dã

Trám có vào mùa cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trám có thể nhồi thịt, kho cá hoặc đem om cũng vẫn giữ vị bùi, béo. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Xem thêm  

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm