Than kíp-lê (altraxit) là loại than đá có độ biến chất cao nhất, có màu đen xám. Vết vạch đen nhung có màu ánh kim, rất cứng và giòn, tuy “khó tính” nhưng qua bàn tay những nghệ nhân đất mỏ chúng trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị, thể hiện trình độ điêu khắc tinh xảo.
Một trong những mẫu có từ lâu, khá phổ biến là chúa sơn lâm, biểu tượng cho sức mạnh. Qua bàn tay chế tác khéo léo của người thợ, bức tượng chúa sơn lâm trở nên sống động với vóc dáng khoẻ, oai vệ đầy uy lực. Trong ảnh, thợ tạc tượng Nguyễn Văn Xuân đang làm tại xưởng Quyết - Bình với kinh nghiệm 6 năm trong nghề.
Chỉ với những dụng cụ thô sơ thế này, những tác phẩm điêu khắc bằng than đá đã được làm ra.
Những sản phẩm điêu khắc mang đậm tính tôn giáo như bàn chân Phật, Phật Di Lặc... có ý nghĩa mang lại sự giàu sang, phú quý.
Anh Nguyễn Tuấn Quyết cùng vợ, chị Nguyễn Thị Bình nối nghiệp cha là hoạ sỹ điêu khắc Tuấn Lợi đã có những sáng tạo mới để sản phẩm than đá mỹ nghệ ngày càng đẹp hơn, giá trị nghệ thuật cao hơn, góp phần khẳng định tên tuổi một nghề truyền thống độc đáo của vùng mỏ Quảng Ninh.
Những sản phẩm truyền thống, mang đậm nét riêng chỉ có ở quảng ninh như hòn gà chọi , hang luồn….
Xưởng gia đình anh Nguyễn Tuấn Quyết là một trong số ít xưởng làm ra nhiều sản phẩm từ than đá. Ngoài làm theo đặt hàng và bán tại các cửa hàng ở TP Hạ Long, anh Quyết còn giao cho các nơi khác. Anh Quyết cho biết: "Tiềm năng phát triển của nghề này vẫn còn nhiều. Đã có lần tôi mang sản phẩm sang bán ở Đông Hưng, Trung Quốc hay trưng bày ở hội chợ Xuân tại Hà Nội và được khách hàng đánh giá cao".
Những sản phẩm điêu khắc tinh vi, chuyên nghiệp như: tượng bán thân, tượng truyền thần… thể hiện một đẳng cấp điêu khắc vượt trội.
Kiểu loại cũng rất phong phú, đa dạng từ con trâu, con nai đến gạt tàn thuốc lá quen thuộc trước đây.
Sản phẩm mỹ nghệ bằng than đá có vẻ đẹp và sự độc đáo về chất liệu, tính thẩm mỹ và bàn tay khéo léo của người thợ thủ công tài hoa.
Nghề chế tác mỹ nghệ than đá xuất hiện tại đất mỏ từ đầu thế kỷ 20 do người Pháp du nhập vào. Trước năm 1986, những người thợ tham gia vào hợp tác xã (HTX) Hồng Gai chuyên chế tác tranh, mỹ nghệ than đá. Sau khi hoạt động không hiệu quả, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được... HTX bị giải thể năm 1986 và những người làm nghề tách riêng ra để làm ăn. Đến nay cả tỉnh Quảng Nình còn khoảng 7 hộ gia đình còn làm nghề.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet