Tắc đường là tình trạng cực kỳ phổ biến tại các thành phố lớn trên khắp thế giới, đặc biệt là những nơi có đường nội đô nhỏ hẹp như London, Paris hay Amsterdam, nhưng hiện nay dịch vụ này đã mở rộng cả sang những quốc gia khác như Mỹ và Ireland.
Nếu hình ảnh xe ôm tại các nước khu vực châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia là những chiếc xe bình dân, có giá rẻ thuộc sở hữu cá nhân, thì "xe ôm" tại trời tây là những chiếc siêu xe phân khối lớn đắt tiền, trực thuộc các tập đoàn lớn, tài xế đều là những tay lái được đào tạo rất bài bản về lái xe để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách.
Đi cùng những chiếc xe đắt tiền và kỹ năng lái điêu luyện, mỗi hành khách đi xe ôm đều phải đội những chiếc mũ đạt tiêu chuẩn của xe đua có gắn micro để trò chuyện với tài xế.
Cách đây khoảng 10 năm, dịch vụ siêu xe ôm ở phương tây hầu như chỉ đi những hành trình vài chục đến hàng trăm km ra sân bay để tránh tắc đường, nhưng bây giờ, xe ôm đã rất phổ biến ở phố phường châu Âu, Mỹ và được nhiều người tin dùng vì nhanh và tiện lợi.
Hình thức siêu xe ôm đầu tiên được áp dụng tại châu Âu do hãng Virgin khởi xướng từ năm 1995 tại Anh nhưng không mấy phát triển, nhưng vì tình trạng kẹt xe ngày một nhiều, hàng loạt công ty vận tải và tập đoàn đa ngành khác cũng đầu tư vào dịch vụ... cũ mèm này, coi đây là một quân bài chiến lược, xe ôm đặc biệt được giới ngôi sao điện ảnh và thời trang ưa thích vì thời gian di chuyển chỉ bằng 1 nửa taxi, nhất là trong những giờ cao điểm.
Một siêu mẫu thời trang ngồi trên Honda Goldwing di chuyển giữa các làn xe ô tô chật như nêm ở Paris.
Airbike là hãng xe ôm lớn nhất tại Ireland, hãng này chuyên sử dụng Yamaha FJR 1300 phân khối.
Xe ôm tại Hà Lan là những chiếc xe tay ga phân khối lớn.
Siêu xe Scooter BMW K 1600 GTL đang "hành nghề" trên đường phố St. Petersburg, Nga
Đội ngũ xe ôm Paris được trang bị Honda Goldwing, mơ ước của những tay chơi xe.
Đội xe này gồm những chiếc Honda Goldwing và Can-Am Spyder đắt tiền.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet