Nên tự kiểm tra dây cu-roa để quyết định thời điểm cần thay mới - ảnh minh họa
Ông Lê Bình, trường Kỹ thuật Ứng dụng Hà Nội tư vấn: Dây curoa hay còn gọi là dây đai truyền động ở xe máy tay ga hoạt động giống như dây xích của xe số, chịu và chuyển lực truyền động tới bánh xe. Độ bền của dây đai phụ thuộc vào quãng đường hoạt động, thời gian sử dụng xe và quá trình sử dụng, cũng như việc chăm sóc bảo dưỡng xe. Lực truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động thông qua lực ma sát của dây đai nên điều kiện làm việc của bề mặt dây đai rất khắc nghiệt.
Do ma sát tạo ra khi quay, đai sẽ dần bị những bụi bẩn này bào mòn.
Khi xe hoạt động lâu ngày, bụi bẩn cùng với mạt sinh ra do các chi tiết động cơ hoạt động sẽ dần tích tụ trong hộp đai, bám vào đai truyền động. Do ma sát tạo ra khi quay, đai sẽ dần bị những bụi bẩn này bào mòn. Bề mặt bị mòn làm kích thước giữa các bề mặt tiếp xúc nhỏ đi, gây giảm hiệu quả truyền lực. Đồng thời, nhiệt năng sinh ra do ma sát trong quá trình hoạt động sẽ làm chai cứng dần bề mặt dây đai, thậm chí có khả năng làm nứt dây.
Nên định kỳ kiểm tra đai truyền động sau khoảng 8.000km và thay thế sau khoảng 20.000km
Theo khuyến cáo của các hãng sản xuất, tốt nhất nên định kỳ kiểm tra đai truyền động sau khoảng 8.000km và thay thế sau khoảng 20.000km. Chúng ta cũng có thể tự kiểm tra dây đai để quyết định thời điểm cần thay mới. Nếu cả hai bề mặt tiếp xúc của dây đai có dấu hiệu nứt, thì đến lúc cần thay thế để đảm bảo hiệu quả truyền động và an toàn cho người lái xe. (Sưu tầm)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet