Ngay từ năm 1992 khi lần đầu tiên Trung Quốc đại lục có nghệ sĩ giành được giải Sư tử vàng tại LHP Venice ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc với đại diện là Hoa đán Củng Lợi, nhờ vai diễn trong bộ phim Thu cúc đi kiện của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.
Củng Lợi khoe trang phục chim công tại LHP Venice 49.
Củng Lợi cùng Trương Nghệ Mưu vui mừng đoạt giải Sư tử vàng hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc cho Thu Cúc đi kiện.
Tại thảm đỏ sự kiện phim quốc tế danh giá này, Củng Lợi đã diện bộ đầm chim công đặc trưng của người dân Đông Bắc, Trung Quốc, đồng thời mang đậm nét văn hóa Á Đông.
Trang phục được may cắt lấy cảm hứng từ bộ xườn xám truyền thống của phụ nữ Trung Quốc kết hợp với khuy tết sợi, đã khiến "Mưu nữ lang" thế hệ đầu thực sự nổi bật trên thảm đỏ. Đồng thời Củng Lợi tiếp tục diện bộ váy này tại các buổi họp báo bên lề LHP Venice lần thứ 49.
Trang phục hoa văn vùng Đông Bắc của Củng Lợi trong tạo hình Thu Cúc.
Thu Cúc gây ấn tượng tại LHP Venice 49 với trang phục chim công đậm chất Á Đông.
Họa tiết hoa văn trên trang phục chính là hoa văn từ loại chăn chim công phổ biến vùng Đông Bắc, nơi thoát thai cho nhân vật Thu Cúc trong bộ phim mang lại vinh dự cho Củng Lợi. Cũng trong bộ phim này, nàng Thu Cúc kiên trường gần như lúc nào cũng "xu xủ" bộ trang phục áo bông đỏ họa tiết hoa đặc thù vùng Đông Bắc.
Tám năm sau, Mưu nữ lang thế hệ thứ hai là Chương Tử Di tiếp tục sánh vai với các ngôi sao thế giới tại thảm đỏ LHP Berlin cũng với bộ trang phục họa tiết chim công độc đáo, được cách điệu theo kiểu áo yếm truyền thống của phụ nữ Trung Hoa xưa.
Trang phục áo yến táo bạo của Chương Tử Di tại LHP Berlin.
Tạo hình Chương Tử Di với áo bông vùng Đông Bắc trong phim Cha mẹ tôi.
Trang phục yếm để lộ bờ vai trần thon nhỏ, khoe thân hình nhỏ nhắn, đáng yêu của Hoa đán họ Chương. Điều này thực sự làm toát lên sự táo bạo và phóng khoáng cho Chương Tử Di, khiến cô rũ bỏ hẳn hình tượng nhân vật cô nàng Chiêu Đệ hay bẽn lẽn, xấu hổ trong bộ phim Cha mẹ tôi mà cô cùng Trương Nghệ Mưu mang đến LHP lần này.
Năm 2005, Trương Tịnh Sơ diện bộ đầm khổng tước của NTK Lawerence Hsu tại LHP Berlin và được nhiều người nhớ đến.
Trương Tịnh Sơ e lệ trong bộ trang phục khổng tước.
Nữ diễn viên nổi bật với bộ đầm chim công.
Theo Lawrence Hsu cho biết, tên tuổi của Trương Tịnh Sơ gắn liền với bộ phim Khổng tước, vì vậy ông thiết kế trang phục dựa trên tinh thần này như một cách nhắc nhớ khán giả về danh tiếng của ngôi sao đang mặc trang phục.
Khổng tước cũng là công, vì vậy đây có thể coi như một trang phục lấy cảm hứng từ hoa văn chim công của vùng Đông Bắc.
BST họa tiết chim công của NTK Hồ Xã Quang tại Tuần lễ thời trang Bắc Kinh 2015.
Đầu năm 2015 tại sàn diễn sự kiện Tuần lễ thời trang Bắc Kinh, nhà thiết kế Hồ Xã Quang đã chính thức khơi lại ngọn lửa thời trang lấy cảm hứng từ loại chăn bông họa tiết chim công của người dân vùng Đông Bắc.
Sự kiện trên đã thổi bùng lên phong trào may và trưng diện các trang phục từ chăn bông chim công trong giới trẻ cũng như người nổi tiếng.
Trương Hinh Dư ngạo nghễ trong bộ đầm chim công diêm dúa.
Nữ diễn viên tự tin tạo dáng tại thảm đỏ lhp cannes trong trang phục chim công của NTK Hồ Xã Quang.
Mặc dù họa tiết hoa văn chim công của Trương Hinh Dư không còn mới mẻ bởi Củng Lợi đã là người tiên phong.
Mới đây nhất tại LHP Cannes 2015, nữ diễn viên Trương Hinh Dư một lần nữa khiến báo giới quốc tế chú ý khi cô mang tới thảm đỏ sự kiện lần này bằng bộ đầm họa tiết vải bông vùng Đông Bắc hết sức diêm dúa và cồng kềnh.
Bộ trang phục trên của Trương Hinh Dư do chính NTK Hồ Xã Quang thiết kế sau thành công từ BST của ông tại Tuần lễ thời trang Bắc Kinh vừa qua.
Hoa văn từ BST của D&G.
Trang phục của Manish Arora.
Trong làng thời trang thế giới, một vài nhà thiết kế cũng được cho là đã lấy cảm hứng từ hoa văn chim công của vùng Đông Bắc, Trung Quốc cho các bộ trang phục của mình. Có thể kể đến BST của Dolce &Gabbana hay của Manish Arora...
Hoa văn trong trang phục vùng Đông Bắc không chỉ có chim công, hoạt tiết hoa in trên nền đơn sắc như đỏ, xanh lam... cũng rất phổ biến. Đây cũng là nguồn cảm hứng cho thời trang sau này.
Họa tiết hoa văn trang phục vùng Đông Bắc trên trang phục của Givenchy được Phạm Băng Băng (trái) và Châu Tấn yêu thích.
Họa tiết hoa văn trên trang phục của Givenchy được cho là lấy cảm hứng từ áo bông vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Trong đó có các mẫu thiết kế của Givenchy được cho là có sự gần gũi với họa tiết hoa văn vùng Đông Bắc, Trung Quốc.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet