Nhiều khách đến và bị mắng thì chẳng bao giờ quay lại, nhưng với những vị khách quen “mê” bún ở đây hay những vị khách có “style” lạ thì nghe mắng cũng là chuyện bình thường.
“Thương hiệu” bún mắng nổi tiếng
Nhiều khách phải xếp bàn ra cả lòng đường để ngồi ăn
Đến con ngõ nhỏ Ngô Sĩ Liên (Đống Đa, Hà Nội) hỏi quán "bún mắng" ai cũng biết. Quán không chỉ nối tiếng vì đã bán nhiều năm, nhiều món ngon mà còn nổi tiếng bởi chủ quán "bà chằn", "kiến lửa". Cô chủ quán tên Thảo cũng đã nghe nhiều những lời như thế và biết quán mình được đặt tên lạ, vậy nhưng điều đó cũng chẳng vấn đề gì bởi đó là... quyền của khách.
Cô Thảo nhấn mạnh không phải ai cô cũng mắng: "Nếu vào quán ăn lịch sự, không õng ẹo, đòi hỏi này nọ thì tôi chẳng làm gì. Chỉ ghét mấy đứa con gái điệu đà vào quán là đòi cái này, cái nọ là tôi mắng ngay. Xe đã có vỉa hè để mà còn cứ hỏi nhiều, đông khách là tôi cũng mắng”.
Bà chủ nổi tiếng “ghê gớm” của quán
Cô cũng cho biết thêm: “Tôi không mắng chửi để quảng cáo cho quán vì 30 năm nay khách vẫn đông nườm nượp".
Quán “bún mắng” của cô Thảo có khá nhiều món bún nhưng có tiếng nhất là bún chân giò dọc mùng. Với giá 35 nghìn 1 bát bún chấm, 40 nghìn 1 bán bún chân giò, sườn thì được khách thích thú hơn cả.
Quán cô Thảo mở từ năm 1985, đã nhiều lần di chuyển địa điểm. Quán bún này được liệt vào danh sách những hàng ăn ngon, nổi tiếng ở Hà Nội. Đặc biệt, nước xì dầu của quán bún cô Thảo là loại nước chấm do cô sáng tạo khiến nhiều người mê.
Anh Hải, 1 vị quán khá thường xuyên đến quán nhấm nháy: “Tôi cũng hay đến đây, thấy bà chủ dễ tính hơn xưa nhiều rồi. Xưa tôi thấy có ai vào mà chậm trễ mà cứ hỏi nhiều, đòi làm nhanh là y rằng bị mắng té tát”.
Bát bún chân giò đầy ăm ắp, hấp dẫn
Ngược lại, với nhiều vi khách đến đây, cô Thảo lại tỏ ra khá thân mật và chuyện trò sôi nổi. Khi nhóm thanh niên thanh toán tiền, cô còn nhẹ nhàng hỏi bún có ngon, có vừa miệng không?
Một vị khách khác là người phụ nữ đang mang bầu, bà chủ ân cần hỏi “sắp đẻ chưa vợ chồng nhà này” rồi bà tiếp thêm câu “tranh thủ ăn đi không bế con lại thèm”.
Đến nghe mắng để học hỏi kinh nghiệm kinh doanh
Nằm sâu trong ngõ chợ Ngô Sĩ Liên nhưng quán của cô lúc nào cũng tấp nập từ khi mở đến khi đóng cửa. Cô Thảo cho biết, hôm nào cũng đến 3h chiều mới được ăn trưa.
Khoảng 12h trưa tới 14h chiều và khoảng 17h - 19h tối, khách có khi đợi cả tiếng đồng hồ ôm bụng đói để chờ thưởng thức bát "bún mắng".
Người ăn ra, vào quán nhộn nhịp
Anh Trịnh Văn Tuấn (Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội), cũng là 1 chủ quán ăn cho biết: “Tôi đến đây ăn lần đầu tiên và chắc chắn sẽ không quay lại. Trước khi đến tôi cũng biết “thương hiệu” của quán nhưng đến nghe bà chủ mắng khách thì mới thấy giật mình. Giật mình vì “thượng đế” bị quát mà càng khó hiểu sao quán vẫn đông”.
Anh cũng cho biết thêm, anh đến đây vì tò mò và cũng để tìm hiểu xem vì sao quán mình ứng xử rất lịch sự với khách mà lại vắng vẻ còn quán bún này thì ngược lại.
Không chỉ có câu chuyên anh Tuấn đến để học kinh nghiệm kinh doanh mà còn nhiều vị khách “lạ đời” đến đây “nghe chửi cũng được” miễn là bún ngon và rẻ.
Cô Dự (Thái Hà, Đống Đa) là khách quen hài hước chia sẻ: “Bà ấy có tướng mắng người đấy, mà mắng ai là đúng cái ấy, õng ẹo, vô duyên, hạch sách là bà ấy sẵn sàng không cần bán. Như tôi đây ăn cả mấy chục năm, mỗi tuần đến 2 lần, từ khi mới lấy chồng đến giờ đã có cháu, nhưng đã bị mắng lần nào đâu”.
Cô Thảo gọi vui quán nhà mình là "công ty gia đình" vì con trai và con dâu đều phụ mẹ bán quán. Cô Thảo bảo phải cả gia đình làm như thế mới mới phục vụ được khách ở 2 tầng và ùn ùn từ trưa đến tối. Cũng nhờ quán bún lâu đời này mà cô nuôi được cả gia đình.
Mỗi ngày, lượng khách tới vài trăm người, quán bún cũng vì thế mà ăn nên làm ra, thu được hàng chục triệu/tháng.
Một số hình ảnh khác của quán "bún mắng" vô cùng đông khách:
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet