SUV, crossover hay bán tải sở hữu những tiện ích mà những dòng xe gầm thấp như sedan, hatchback không bao giờ có được, đó là tầm nhìn thoáng, vị trí ngồi lái cho cảm giác an toàn, nội thất rộng rãi, chứa được nhiều đồ đạc và đặc biệt khả năng chạy nhiều loại địa hình. Những ưu điểm này dần thành vũ khí chinh phục khách hàng và chiếm thị phần của xe gầm thấp.
Thị trường Việt Nam cùng xu hướng với thế giới. Các hãng đưa nhiều dòng xe gầm cao mới về nước. Thậm chí hãng xe sang Mercedes còn chọn chiến lược chính cho 2016 là tập trung SUV. Số liệu của VAMA cho thấy tốc độ phát triển của phân suv cỡ C và bán tải tăng nhanh trong 3 năm qua, đẩy thị trường của sedan cỡ C và D hẹp lại. (Xem chi tiết)
Khách hàng có nhiều lựa chọn hơn ở khắp các tầm giá, từ 600 triệu tới cả chục tỷ đồng. Dưới đây là những dòng xe gầm cao chính tại Việt Nam hiện nay.
Crossover cỡ B
Ford EcoSport. |
Ford là hãng tiên phong mở ra phân khúc SUV cỡ B tại thị trường Việt. Kích thước nhỏ bé của phân khúc này vốn không tương thích với quan niệm truyền thống về xe gầm cao phải to lớn, nhưng hãng xe Mỹ thành công khi gợi mở nhu cầu. EcoSport bán ở Việt Nam từ giữa 2014, cho tới nay vẫn một mình một ngựa. Dòng xe này liên tục nằm trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường.
Hyundai trình làng chiếc i20 Active hồi tháng 8/2015 với định hướng là crossover cỡ nhỏ để cạnh tranh phân khúc này. Tuy nhiên, thiết kế và những tiện nghi mà hãng xe Hàn đưa lên i20 Active vẫn chỉ như một chiếc hatchback lai crossover, không thực sự tách biệt phân khúc. Do đó xe phù hợp là crossover đô thị nhiều hơn là tính đa dụng đường trường.
>> Chi tiết mức giá các SUV tại Việt Nam
Crossover cỡ C
|
Honda CR-V. |
Cao hơn một phân khúc, cũng là nơi đang cạnh tranh gay gắt nhất là crossover cỡ C. Với mức giá khoảng 900 triệu tới hơn 1 tỷ, khách hàng có nhiều lựa chọn như Mazda CX-5, Honda CR-V, Hyundai Tucson, Kia Sportage, Chevrolet Captiva, Mitsubishi Outlander Sport.
Kích thước 5 chỗ, động cơ 2-2,5 lít vừa đủ về cả kích thước và sức mạnh vận hành cho cả nhu cầu sử dụng cá nhân hoặc gia đình. Đây cũng là phân khúc có nhiều "cá tính" nhất cho từng gu của khách hàng. Dẫn đầu thị trường là Mazda CX-5 bởi thiết kế và những trang bị mới hợp mắt người Việt. Tuy nhiên, những mẫu xe đối thủ không bị hụt hơi mà cạnh tranh "sòng phẳng" khiến phân khúc thêm sôi động.
Crossover giữa B và C
Để tối đa hóa danh mục sản phẩm và lấp kín khe hở thị trường, các hãng thường tạo ra những phân khúc mới bằng cách xen vào giữa hai phân khúc truyền thống. Hyundai Creta là đại diện điển hình bởi khi xuất hiện, chiếc crossover không có đối thủ nào. Xe nằm trên EcoSport nhưng lại nằm dưới Tucson, tạo phân khúc lửng.
Bên cạnh Creta còn có Renault Duster nhưng hãng xe Pháp vẫn chưa thể làm nhiều thứ để bứt phá doanh số khi rào cản lớn là thiết kế châu Âu truyền thống khó hợp mắt châu Á và chưa xây dựng được sức mạnh thương hiệu. Hyundai Creta có giá 806 triệu bản xăng và 846 triệu máy dầu. Renault Duster giá 790 triệu.
>> Chi tiết mức giá các SUV tại Việt Nam
Crossover cỡ D
Ford Everest. |
Ở phân khúc này, Toyota Fortuner vẫn là mẫu xe có doanh số lớn nhất, khi liên tục nằm trong khoảng top 5 thị trường Việt. Lợi thế giữ giá khiến Fortuner trở thành lựa chọn của nhiều khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp kinh doanh vận tải và các tổ chức, mặc dù trang bị trên Fortuner lại khá nghèo nàn nếu xét về phân khúc.
Hai đối thủ lớn nhất là Hyundai Santa Fe và Ford Everest. Ngoài ra những cái tên khác cũng góp mặt gồm Kia Sorento, Mitsubishi Pajero Sport.
>> Xem tiếp
Đức Huy
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet