Nội dung
Vào mùa thu năm 1976, sau khi chứng kiến Suzuki đã "uống" quá nhiều (dành chiến thắng liên tục), Yamaha bắt đầu lo lắng và thế là bất chấp tình hình tài chính mới chỉ khá khẩm hơn đôi chút, Yamaha quyết định quay trở lại đấu trường GP. Lần tái xuất giang hồ này đã đem lại không ít sóng gió cho các cuộc đua motogp thời đó với không ít mẫu xe được ra đời. Và trong bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng điểm qua lịch sử phát triển các dòng xe đua MotoGP của những thương hiệu Nhật Bản quen thuộc này.

motogp hiểu rõ hơn về biên niên sử 500gp - the unridables
Tìm hiểu Biên niên sử 500GP - The Unridables.

motogp hiểu rõ hơn về biên niên sử 500gp - the unridables
Và lần này quay lại GP, Yamaha đã mang đến một chiếc YZR500 hoàn toàn mới, có động cơ được thay đổi cấu hình từ 54x54 mm thành 56x50.6 mm, thay đổi kiểu van của piston, chế hòa khí có power jet, khung cũng được thiết kế lại giúp xe nhẹ hơn, khí động học hơn và mạnh hơn, giới hạn vòng tua cao hơn. Kết quả là Yamaha thua sấp mặt từ đầu mùa giải cho đến cuối mùa giải. Chưa chịu khuất phục, Yamaha đã mang đồ chơi mới đến để nâng cấp cho chiếc 0W35, và thế là chiếc 0W35K ra đời, chiếc xe đầu tiên với hệ thống YPVS ra đời.

motogp hiểu rõ hơn về biên niên sử 500gp - the unridables
Yamaha 0W35K.

motogp hiểu rõ hơn về biên niên sử 500gp - the unridables

Kết quả đúng như kì vọng, chiến thắng ngay chặng đua ở Làn Phân GP. Không dừng lại ở đó, 1 tuần sau ở Czech GP, mẫu xe đua mới 0W35K lại tiếp tục làm fan hâm mộ nhảy lên vì sung sướng, tuy nhiên việc phát huy quá độ đã làm hỏng chiếc xe. Chiếc 0W35K và YPVS thời điểm đó vẫn còn nhiều khuyết điểm trong thiết kế, dẫn đến xe gặp rất nhiều trục trặc. Để lắp được hệ thống YPVS lên xe, Yamaha phải làm một cái “flange” ở mặt trước của cylinder để có thể bắt nó vào crankcase, tuy nhiên vì một lí do nào đó, các kỹ sư Yamaha không làm luôn cái flange ở mặt sau của cylinder luôn mà vẫn bắt ốc như bình thường, và tất nhiên 2 kiểu bắt ốc khác nhau làm cái cylinder nó không cân, khi xe chạy lực tác động đến 4 con ốc không đều và cylinder bị nứt hoặc piston bị bó. Và kết cục, Suzuki thắng 8/10 chặng, Yamaha 2/10.

motogp hiểu rõ hơn về biên niên sử 500gp - the unridables
Suzuki RG500.

motogp hiểu rõ hơn về biên niên sử 500gp - the unridables
Mặc dù chiến thắng cách biệt như trên vào năm 1977, nhưng tại thời điểm 1978 Suzuki thực sự đen, chiếc YZR500 không hề xịn hơn chiếc RG500 và mặc dù “King” Kenny Robert là một trong những nhà vô địch vĩ đại nhất mọi thời đại thì ông cũng không hề được đánh giá cao hơn Barry Sheene thời điểm đó. Và đau đớn hơn, chiến lược bán xe GP của Suzuki giờ đây đã trở thành ác mộng cho chính team Suzuki. Cuối mùa giải 1978 và thậm chí là 1979, Constructor championship vẫn chạy thẳng vào túi Suzuki nhưng Rider championship thì cứ thế thi nhau lao vào túi Yamaha.

motogp hiểu rõ hơn về biên niên sử 500gp - the unridables
Mặc dù bắt đầu mùa giải 1978, Suzuki đã sử dụng quân át chủ bài XR22 (mà Suzuki đã có từ 1975 1976) ra để chọi với Yamaha, thế nhưng các team private với chiếc XR14 thực sự đã làm quá tốt, 2 động cơ XR14 và XR22 cho ra công suất gần như y hệt, chỉ có điều chiếc XR22 nhẹ hơn mà thôi (108kg/125HP), thế nên dù thắng nhiều chặng hơn Yamaha, nhưng các chiến thắng của team Suzuki lại chia đều cho rất nhiều tay đua khác nhau.

motogp hiểu rõ hơn về biên niên sử 500gp - the unridables
Trong cuộc phân tranh giữa Yamaha và Suzuki không thể nào đẫm máu hơn thì bỗng Honda vô tình xuất hiện. Honda trong thế giới ô tô thì có thể chưa to bằng các hãng sản xuất khác tại thời điểm đó, nhưng trong thế giới xe máy thì có thể gọi nó là King Ghidorah. Sự xuất hiện này thực sự là không dễ chịu lắm cho cả Yamaha và Suzuki. Thế nhưng 11 năm qua Honda cũng không hề đua bơi gì, hơn nữa Honda xưa giờ toàn đua xe 4T, giờ lại nhảy vào cuộc đua 2T. Và thế là chiếc xe đua NR500 ra đời, một chiếc 4T, max rev 21.000 rpm, V4 Oval Piston, có khung dạng monocoque, dàn áo với khung liền một khối, được bắt với máy bởi 18 con ốc 6mm, đã thế lại còn phanh carbon.

motogp hiểu rõ hơn về biên niên sử 500gp - the unridables

Sở dĩ cái xe này nó có đến 32-valve, 2 connecting rods/piston, piston lại hình oval là do Honda biết, để làm 1 chiếc 4T mạnh như 2T ở cùng dung tích, nó buộc phải rev cao gấp đôi, và muốn rev cao thì nhiều máy sẽ dễ dàng hơn, 1 con V8 sẽ là tuyệt vời, nhưng sân chơi nào thì cũng có luật của nó, không như những năm 60, giờ đây mỗi động cơ chỉ được phép có tối đa 4 piston, thế nên Honda thực sự làm 1 cái động cơ V8 rồi ghép 2 piston/cylinder lại làm 1, còn lại vẫn dùng 2 con rods, mỗi máy bây giờ thay vì 4-valve thì sẽ là 8-valve.

motogp hiểu rõ hơn về biên niên sử 500gp - the unridables

Honda nhìn chung là rất tự hào về công nghệ mới trên chiếc NR500, bản thân chữ NR cũng mang ý nghĩa là New Racer/New Racing. Thế nhưng đối với tất cả mọi người thì NR mang ý nghĩa Never Ready nhiều hơn. Không thể phủ nhận rằng NR500 là chiếc xe cực kì tiên tiến ở thời điểm đó (và thậm chí là cả bây giờ) và nó là 1 cái xe cực kì mạnh, tuy nhiên nó khó chạy, chưa kể phiên bản đầu tiên của NR500 với bộ khung/vỏ liền khối làm cho việc sửa xe gần như là vô cùng nhức đầu, muốn sửa chữa gì phải tách máy ra khỏi khung, thậm chí là thay cái jet trong chế hòa khí cũng phải tháo tung ra. Honda lúc đó ngoài đội kỹ thuật làm việc buổi sáng tại trường đua thì còn có 1 đội khác làm ban đêm để rebuild máy do mỗi lần tháo ra lắp vào thường mất khoảng 10 tiếng. Quá nhiều công sức bỏ ra để cái xe có thể hoạt động được. Nhưng kể cả khi xe cộ ngon lành rồi, thì để đẩy nổ được cái xe này là cả 1 vấn đề. Do tỷ số nén cao, piston RẤT LỚN kèm với việc dưới 7.000 rpm xe không nổ được nên rất nhiều chặng các tay đua của Honda phải xuất phát ở vị trí cuối cùng.

motogp hiểu rõ hơn về biên niên sử 500gp - the unridables

Với đa số mọi người, NR500 sẽ được coi là thất bại, tuy nhiên với Honda, NR500 là một bài học mà cả tập đoàn sẽ không bao giờ quên, và cũng có thể nói, NR500 là kẻ đặt nền móng cho HRC, cho NSR500 cũng như cho RC213V mà Marquez chạy ngày nay. Nỗ lực của Honda khi đem xe 4T ra chọi nhau với 2T chính thức kết thúc sau 2 mùa giải nhưng từ bỏ GP thì "không". Cuộc chiến giữa Suzuki và Yamaha tiếp tục kéo dài từ năm 79 đến tận 1982 mới chấm dứt, với 4 chức vô địch chia đều cho cả 2 nhà sản xuất, tuy nhiên GP giờ đây đã không còn như xưa nữa, một thế lực mới xuất hiện cũng đồng nghĩa với việc một giai đoạn mới được mở ra. Sự góp mặt của Honda cũng như cái chết của NR500 có thể coi như sự kết thúc của giai đoạn đầu tiên trong kỷ nguyên 2T cũng như kết thúc của biên niên sử 500GP.

motogp hiểu rõ hơn về biên niên sử 500gp - the unridables
Phiên bản cuối cùng của Honda NR500, full carbon nhưng chưa bao giờ được đua.

motogp hiểu rõ hơn về biên niên sử 500gp - the unridables
Honda NR500.

motogp hiểu rõ hơn về biên niên sử 500gp - the unridables
Nguồn: Vietnam Motorsport Club



Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Kawasaki Z750 độ thành xe cũ

Thường khi nghĩ đến xe độ ai cũng nghĩ rằng nó sẽ là chiếc xe phá cách, mới mẻ. Nhưng độ thành chiếc xe cũ thì chắc ít ai nghĩ tới, và có lẽ đây cũng là style độ xe mới cho những ai quá ngán với...

Xem thêm  

Joyride Độ Khủng

Đây là xe của 1 thành viên trong Club Joyride tại Sài Gòn với những chi tiết độ qua nhiều lần..Qua những chi tiết trên xe ta thấy được độ chơi xe khủng của thành viên này: Nguồn ST by L...

Xem thêm  

Yamaha R6 vs Kawasaki Z1000

Yamaha R6 và Kawasaki Z1000 hiện đang là 2 cái tên được rất nhiều các ae chơi PKL ưa chuộng, hình ảnh Kawasaki Z1000 và Yamaha R6 đứng cạnh nhau sẽ cho ta thấy điểm nhấn của 2 xe rõ ràng hơn. Cùng chiêm ngưởng...

Xem thêm  

Ducati Diavel Độ Đặc Biệt

Diavel là mẫu naked-bike cơ bắp hàng đầu hiện nay của Ducati. Thân hình đồ sộ, cùng kiểu dáng thiết kế đầy nam tính, khiến Diavel trở thành niềm mơ ước của nhiều tay chơi xe phân khối lớn. Tuy có...

Xem thêm