Về cơ bản, khoảng 90% virus được thiết kế chủ yếu nhằm phá hoại tập tin, dữ liệu của bạn. 10% còn lại sẽ bao gồm mã độc tấn công có chủ đích, loại này khá nguy hiểm và thường được sử dụng để lây nhiễm vào các công ty hoặc những dịch vụ trọng yếu.
Mục đích của tội phạm mạng thường là dữ liệu cá nhân, dữ liệu tài chính (thông tin thẻ ngân hàng, tín dụng...), thông tin bảo mật và các bí mật trong kinh doanh. Mã độc có thể lây nhiễm vào máy tính, smartphone bằng nhiều cách, đơn cử như khai thác các lỗ hổng, mạng xã hội, email và phổ biến nhất vẫn là USB.
Thống kê của Kaspersky Lab từ tháng 4 đến tháng 6-2017, công ty đã phát hiện ra khoảng 575.746 sự cố phần mềm độc hại trên máy tính tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam còn trở thành quốc gia phát tán thư rác đứng đầu (12,37%), vượt qua Mỹ (10,1%) và Trung Quốc (8,96%).
Các chuyên gia của Kaspersky cũng cảnh báo về việc máy ảo dễ bị tấn công hơn so với máy chủ và việc xâm nhập có thể thực hiện thông qua card mạng do tính chia sẻ tài nguyên.
Về cơ bản, các phần mềm Antivirus đều nhằm mục đích bảo vệ người dùng khỏi sự tấn công của virus. Tuy nhiên, để tối ưu hóa được tài nguyên và hiệu quả khi sử dụng, bạn cần phải lựa chọn đúng phiên bản sản phẩm cho từng công việc. Ví dụ như nếu muốn bảo vệ máy ảo, người dùng có thể chọn cài đặt phiên bản Kaspersky Security for Virtualization 4.0...
Nhiều người đang có những suy nghĩ chưa chuẩn xác về máy ảo khiến toàn bộ hệ thống máy tính (bao gồm cả máy vật lý...
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet