Mark Zuckerberg.
Facebook có mức vốn hóa thị trường hiện tại là 440 tỷ USD và 18.770 nhân viên (tính đến ngày 31/3). Nhưng để duy trì sự thống trị của mình, gã khổng lồ công nghệ này đã phải đổi mới mạnh mẽ.
Người sáng lập kiêm Tổng Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp khuyến khích việc mạo hiểm, cho phép các kỹ sư của anh liên tục thử xây dựng phần mềm mới.
Zuckerberg đã chia sẻ trong chương trình Masters of Scale của doanh nhân Reid Hoffman: "Tôi nghĩ ra những hướng đi cao cấp mà tôi cho rằng chúng tôi nên làm, ai là người tốt nhất để làm những điều đó, nhưng sau đó hàng ngày, rất nhiều trong số các quyết định tôi đưa ra là ‘Được rồi, liệu điều này có phá huỷ công ty? Bởi vì nếu không, thì hãy thử làm nó xem sao’”.
"Nếu chi phí thử nghiệm không cao thì nhìn chung chúng tôi sẽ học được nhiều điều bằng cách thử nghiệm và cho phép các nhóm khám phá những điều đáng khám phá hơn là kiểm soát chặt chẽ mọi thứ", anh giải thích.
Các kỹ sư của Facebook đều có khả năng xây dựng các bản cập nhật phần mềm nho nhỏ và sau đó thử nghiệm trên một nhóm từ 10.000 đến 50.000 người dùng để có được các phân tích về thử nghiệm.
Zuckerberg cho biết: "Tại bất cứ thời điểm nào, không chỉ có một phiên bản của Facebook hoạt động, mà có thể có đến 10.000 phiên bản", Zuckerberg liên tục nhắc đi nhắc lại. "Bất kỳ kỹ sư nào tại công ty đều có thể quyết định mình muốn thử nghiệm cái gì đó. Có một số quy tắc về những điều nhạy cảm nhưng nhìn chung một kỹ sư có thể thử nghiệm bất cứ điều gì”.
Tuyển dụng những người thông minh, đầy tham vọng và sau đó cho họ quyền tự do thực hiện các thử nghiệm của chính mình có nghĩa là nền tảng này liên tục ở trong các giai đoạn cải tiến khác nhau. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là mọi thứ có thể sai hỏng.
Chuyện này đã từng xảy ra vào năm 2008. Mùa hè năm đó, một thực tập sinh tên là Ben đã vô tình làm sập toàn bộ hệ thống của Facebook trong khi thử nghiệm giải pháp khắc phục một lỗi. Zuckerberg sau đó đã mời anh chàng Ben này về làm việc.
Hoffman, người đồng sáng lập LinkedIn cho biết: Để trở thành một doanh nhân thành công, bạn phải sẵn sàng cảm thấy xấu hổ. "Tất cả các doanh nhân đều phải đi trên con đường nằm giữa ranh giới giữa sự khả năng sửa chữa khắc phục hoặc gây tử vong. Điều quan trọng là bạn đẩy thử nghiệm của mình đến mức giới hạn".
Đó là bởi cả Zuckerberg và Hoffman đều đồng tình rằng những nguy cơ tiềm ẩn của việc phạm sai lầm chẳng tệ bằng việc bỏ qua những cơ hội cho sự cải tiến.
Zuckerberg nói: "Khi bạn xây dựng phần mềm Internet mà bạn có thể thay đổi hàng ngày, tôi nghĩ rằng chiến lược ở đây là hãy học hỏi và tiến nhanh nhất có thể, thậm chí kể cả khi không phải tất cả các bản cập nhật đều hoàn hảo”... "Tôi nghĩ rằng cuối cùng, sau một hoặc hai năm nữa, mọi thứ sẽ tốt hơn lên, còn hơn là bạn chỉ ngồi chờ để có được thông tin phản hồi cho tất cả các ý tưởng của bạn sau một năm”… “Tôi nghĩ tập trung vào việc học hỏi nhanh là chiến lược của công ty, và nó quan trọng hơn bất kỳ sản phẩm nào mà chúng tôi đang nghiên cứu vào thời điểm này”.
Hoffman cho biết: "Những người có mục tiêu cao thường có khuynh hướng trở thành những người cầu toàn và chính bản năng này khiến một sinh viên giỏi sau khi ra trường có thể trở thành những doanh nhân tệ”.
Zuckerberg khẳng định: "Tôi nghĩ rằng chiến lược của Facebook là tìm hiểu càng nhanh càng tốt xem cộng đồng của chúng tôi muốn chúng tôi làm gì và khuyến khích một nền văn hoá khích lệ mọi người thử mọi thứ và trải nghiệm mọi thứ và thất bại”.
Mark Zuckerberg đã chính thức lên tiếng về những tin đồn liên quan tới việc ông có ý định tranh cử ghế tổng thống.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet