Căn bệnh của Sam Hart khiến cô gái có thể rơi vào giấc ngủ bất cứ lúc nào |
Cô gái mới 20 tuổi Sam Hart mắc chứng bệnh ngủ rũ (Narcolepsy) khi còn nhỏ. Ngày đó, mọi người thường cho rằng cô lười biếng, không tập trung khi ở trường, lúc nào cũng mơ mơ màng màng.
Năm 15 tuổi, sau một lần ngủ thiếp trên sàn nhà, cô đã được đưa đi khám và lúc này bác sĩ mới phát hiện cô mắc chứng ngủ rũ. Hiện tại, mẹ của cô, bà Angie, đang chăm sóc con.
Mỗi ngày Hart phải ngủ 7 lần, cô chỉ tỉnh dậy lúc 10 giờ tối và giữ được trạng thái tỉnh táo trong 3 giờ đồng hồ còn thời gian khác cô đều chìm trong giấc ngủ.
Cô gái khó có cuộc sống bình thường như bạn bè cùng trang lứa |
Hart đã thử uống 4 loại thuốc khác nhau và tác dụng phụ của thuốc gây ra cho cô nhiều vấn đề về tâm lý. Cô mắc chứng trầm cảm và tự kỷ nghiêm trọng, tác dụng phụ của thuốc khiến cô có thể làm thương người khác và gây hỏa hoạn.
Bà Angie nói “Đấy là cuộc sống của con tôi đấy. Nó đã sắp 21 tuổi rồi. Nhưng nó chẳng thể làm bất cứ thứ gì vui vẻ như những cô gái ở lứa tuổi của nó được hưởng”
Vợ chồng bà Angie hiện đang bàn đến chuyện quyên góp tiền để lắp đặt một thiết bị chiếu sáng đặc biệt, nhờ đó có thể giúp Hart cải thiện tâm trạng.
Chứng ngủ rũ (tên tiếng Anh là Narcolepsy) là một rối loạn giấc ngủ mạn tính, đặc trưng bởi việc buồn ngủ quá độ vào ban ngày và ngủ gật đột ngột. Những người mắc chứng ngủ rũ thường khó tỉnh táo được trong khoảng thời gian dài bất kể trường hợp nào. Chứng ngủ rũ có thể gây ra nhiều phiền toái nghiêm trọng cho cuộc sống hàng ngày của bạn.
Khoảng 30.000 người Anh hiện nay mắc chứng ngủ rũ |
Đôi khi chứng ngủ rũ còn đi kèm với sự mất kiểm soát đột ngột hoạt động của các cơ. Việc này thường được gây ra bởi một cảm xúc mãnh liệt, thường gặp là do cười nhiều. Chứng rối loạn này hiện ảnh hưởng đến cuộc sống của 30.000 người ở Anh.
Chứng ngủ rũ là một bệnh mạn tính và hiện nay vẫn chưa có cách điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh với bác sĩ và thay đổi tích cực trong lối sống có thể giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, bạn cần thêm sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, giáo viên để đối phó với chứng ngủ rũ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet