Nội dung
Gọi rượu vang thế nào cho đúng cách, đứng lên thì phải để khăn ăn ở đâu... là một số quy tắc tối thiểu du khách cần biết khi vào các nhà hàng sang trọng ở nước ngoài.

Không nói cười khi thức ăn đang đầy miệng, không kể chuyện cười thô tục trong bữa ăn và lấy tay che miệng khi ho là một số quy tắc đơn giản khi đi ăn tại các nơi sang trọng mà nhiều người đều biết. Tuy nhiên đã bao giờ bạn để ý tới chuyện sẽ để khăn ăn ở đâu khi đứng dậy, gọi rượu vang thế nào cho đúng hay chưa?

Để giải đáp những thắc mắc này, bà Patricia Napier Fitzpatrick - chuyên gia giảng dạy tại trường The Etiquette School of New York, người chuyên mở các khóa học về hoàn thiện con người, chuẩn mực ứng xử xã hội - đã chia sẻ một số quy tắc ăn uống trong cuốn sách có tên The Art of Meal: Simple Etiquette for Simple Everyone khi tới ăn tại các nhà hàng đắt tiền.

1. Luôn mặc đẹp

Bà Patricia cho biết: "Tôi vẫn nghĩ đàn ông nên mặc áo khoác khi đi ăn tối. Phụ nữ có thể mặc váy hoặc vest, và đi giày thay vì sandal".

2. Không đặt điện thoại, ví hay chìa khóa lên bàn

Có thể với nhiều người, việc mang theo ví, điện thoại... và đặt lên bàn ăn là điều bình thường, không ảnh hưởng tới người khác. Nhưng trên thực tế, đó là một điều không đúng chuẩn lịch sự. Sự xuất hiện của những vật dụng trên sẽ phân tán sự tập trung của người đối diện và khiến phục vụ bàn "thêm việc" khi phải sắp xếp lại đồ của bạn khi bày các món ăn.

3. Để khách gọi đồ trước

Nếu bạn mời ai đó đi ăn, đặc biệt là phái đẹp, hãy để họ chọn món trước. Nếu bồi bàn yêu cầu bạn gọi món, hãy lịch sự: "Tốt nhất là nên để bạn tôi gọi đồ trước nhé". Và hãy trả tiền cho bữa ăn vì bạn là người mời.

Luật ngầm nơi bàn ăn

Hãy để người được mời đi ăn chọn đồ trước.

4. Không nói với bồi bàn về số tiền muốn chi cho loại rượu

Theo bà Patricia, bạn nên nói với phục vụ những món bạn thích và đề nghị họ gợi ý về các loại rượu để bạn có thể lựa chọn trong khả năng tài chính của mình. Bồi bàn có thể không phải là người sành rượu, nhưng anh ta sẽ là người sành về giá rượu ở nhà hàng hơn bất kỳ thực khách nào.

"Tôi thường nói với mọi người đừng tỏ ra ta đây là kẻ sành rượu trên bàn ăn, bởi điều đó có phần hơi lố. Với rượu, điều tốt nhất chúng ta nên là là nhấm nháp và thưởng thức độ ngon của nó", nữ giảng viên cho biết.

5. Không trả lại rượu đã mở nắp

Quy tắc nơi bàn ăn là thực khách không nên trả lại chai rượu dù bạn không thích vị của nó, bởi bồi bàn đã khui nắp chai vì bạn yêu cầu họ. Nếu chai rượu quá tệ và mùi vị quá khủng khiếp, bạn có thể lịch sự nói với bồi bàn về lý do ngưng dùng loại rượu này.

6. Để khăn ăn đúng chỗ

Nếu bạn được mời đi ăn, nên đợi người đó đặt khăn ăn lên đùi của họ rồi hãy bắt đầu ăn. Nếu bạn đứng dậy để đi vệ sinh/ nghe điện thoại, khăn ăn nên để lại ở chỗ ngồi của chính bạn.

"Nếu ăn xong, bạn nên đặt khăn ăn bên trái đĩa thức ăn. Có thể bạn không cần gấp khăn nhưng nên để gọn gàng. Bạn cũng nên đợi người mời tiệc làm trước, sau đó mới làm theo".

Luật ngầm nơi bàn ăn

Không nên dùng khăn lau mặt khi đang ngồi ăn.

7. Không hét lên khi gọi bồi bàn

Nếu bạn cần được phục vụ, hãy nháy mắt với họ. Nếu điều này không hiệu quả, bạn có thể thu hút sự tập trung bằng cách giơ tay phải với ngón trỏ giơ thẳng.

8. Gọi số món ăn bằng với người đối diện

Nếu khách chọn hai món ăn, bạn cũng nên chọn số lượng tương tự. Điều này giúp bạn và đối tác dễ có thiện cảm với nhau. Nên ăn từ tốn và chậm lại. Bạn nên nhớ quy tắc này nếu bạn là người chủ tiệc, bởi ăn chậm sẽ khiến người khác không phải ăn vội vàng và đuổi theo bạn.

9. Không để dao, nĩa qua một bên khi đã ăn xong

Bà Patricia cho biết có một "mã dịch vụ ngầm" cho đội ngũ bồi bàn. Cách xếp dao nĩa của bạn sẽ thông báo cho họ biết bạn đã ăn xong hay mới chỉ dừng. Khi đã xong bữa, nên tuân thủ theo quy tắc 10:20 (dao và nĩa đặt song song với nhau, ở giữa đĩa thức ăn).

Luật ngầm nơi bàn ăn

Cách sắp xếp dao, nĩa khi ngừng ăn.

10. Một số quy tắc khác khi ăn:

Dùng khăn ăn để lau miệng và chùi tay. Cắt thịt/ cá thành miếng nhỏ ngay trên đĩa ăn, ăn xong miếng đó mới xắt miếng tiếp theo. Nhìn thẳng vào ly uống rượu khi uống và ngồi thẳng lưng, không chống khuỷu tay lên bàn.

Anh Minh


vnexpress.net

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

Trám - đặc sản dân dã

Trám có vào mùa cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trám có thể nhồi thịt, kho cá hoặc đem om cũng vẫn giữ vị bùi, béo. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Xem thêm  

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm