Trợ Lực Côn gắn mọi loại xe xuất hiện thời gian gần đây khá nhiều.
Trước đó nhiều năm, các biker đã quá quen thuộc với món Trợ Lực Côn sử dụng dầu thường được sử dụng trên các mẫu xe Ducati, hay bộ côn dầu của Racingboy. Mới đây, cũng xuất hiện 1 loại Trợ Lực Côn nhưng sử dụng "Cơ" thay vì dùng Dầu. Tuy nhiên, loại trợ lực này cũng có lợi và hại mà người dùng nên biết.
- Nguyên tắc hoạt động:
Trợ lực côn hoạt động theo nguyên lý đòn bẩy, tức là côn nhẹ hơn nhưng khoảng chạy dài hơn khoảng 30% (lợi về lực, thiệt về quãng đường).
Ví Dụ: Trước đây đầu tay côn chỉ bóp vào 5cm là cắt hết côn (tính từ lúc bắt đầu cảm thấy nặng, không tính độ rơ) thì sau khi ráp Trợ Lực Côn thì cần bóp 1 khoảng 7cm (tăng khoảng 2cm so với ban đầu) thì mới cắt hết côn. Lực bóp côn ban đầu là 5KG thì sau khi lắp chỉ còn 3.5KG.
Trợ Lực Côn hoạt động theo nguyên tắc đòn bẫy. Lợi về lực, thiệt về quãng đường.
Khi nào nên ráp trợ lực?
- Khi côn nặng, bóp mỏi tay quá: lắp trợ lực sẽ nhẹ hơn (Nhất là các bác đi lò xo độ).
- Khi côn ngắn, độ bám quá gắt: lắp trợ lực côn sẽ bám êm hơn, đi xe đỡ giật.
- Nếu tính xe zin thì đa số những xe PKL mới gắn trợ lực này, xe phổ thông hầu như sẽ không khuyến cáo gắn trợ lực này.
Khi nào không nên gắn Trợ Lực Côn:
- Côn hành trình dài: sau khi lắp trợ lực côn sẽ dài hơn nữa – có khả năng cắt không hết côn. Nhất là dòng Winner 150 sẽ có hành trình bóp côn dài thì không nên gắn sẽ gây ra tình trạng cháy côn nặng nề hơn.
- Thích “Bóp 1 chút là côn cắt”, “nhả 1 chút là xe vọt đi”, thích cảm giác giật giật của xe (mặc dù rất hại côn)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet