Những ngôi nhà hoang tàn, một phòng học la liệt mặt nạ phòng độc, một ngôi trường mầm non đổ nát... đó là những hình ảnh siêu hiếm đầy ám ảnh ở Pripyat, Ukraina, “thị trấn ma” và “thành phố chết” nổi tiếng với thảm họa hạt nhân Chernobyl rúng động thế giới xảy ra cách đây 30 năm.
Theo đó, ngày 26.4.1986, lò phản ứng số 4 nhà máy điện Chernobyl, Ukraine xảy ra một vụ nổ lớn, gây cháy cùng một loạt các vụ nổ sau đó dẫn đến hiện tượng tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân. Vụ nổ này đã khiến nhiều người chết. Đặc biệt sau đó gây ảnh hưởng trực tiếp, tức thì và lâu dài tới hơn 3 triệu người Ukraine (con số mang tính tương đối) và tạo nên một đám mây phóng xạ trên toàn châu Âu.
Đương nhiên, chính quyền Nga khi ấy là Liên Xô lập tức ra lệnh sơ tán toàn bộ thành phố Pripyat trong nỗ lực khắc phục hậu quả thảm họa hạt nhân tồi tệ này. Gần 30 năm sau, nơi đây vẫn là một thành phố ma, ít người dám đặt chân tới bởi sự nguy hiểm của phóng xạ.
Loạt ảnh siêu hiếm trong "thị trấn ma" 30 năm sau thảm hoạ Chernobyl:
Những ngôi nhà hoang tàn, một phòng học la liệt mặt nạ phòng độc, một ngôi trường mầm non đổ nát... đó là những hình ảnh siêu hiếm đầy ám ảnh ở Pripyat. |
Ngày 26.4.1986, lò phản ứng số 4 nhà máy điện Chernobyl, Ukraine xảy ra một vụ nổ lớn, gây ra một trong những thảm hoạ hạt nhân lớn nhất lịch sử nhân loại. |
Khung cảnh hoang tàn ở Pripyat sau thảm họa hạt nhân. |
Một nhân chứng là Mykola Malyshev, 77 tuổi, cũng từng làm việc tại phòng điều khiển lò phản ứng số 1 của nhà máy Chernobyl nhớ lại, vào giây phút đó tất cả đèn phụt tắt rồi lại sáng còn căn phòng thì rung lên bần bật. |
Khi cơn nguy hiểm tức thì đã qua thì việc ngăn chặn sự phát tán rộng của phóng xạ trở thành thách thức chính. |
Gần 135.000 người đã phải sơ tán khỏi vùng gần nhà máy điện Chernobyl, trong đó có 50.000 người từ thị trấn Pripyat cạnh nhà máy. |
203 người đã phải vào viện ngay lập tức, sau vụ nổ. Trong số đó 31 người đã chết (28 trong số này vì nhiễm phóng xạ cấp tính). |
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc có khoảng 9.000 người chết vì bệnh ung thư liên quan đến vụ Chernobyl. Nhưng tổ chức Hoà bình Xanh cho rằng, con số này phải là 93.000 người. |
Các hàng rào khoanh vùng được dựng lên để nghiêm cấm người dân qua lại. Sau đó toàn bộ người dân trong bán kính 30km quanh nhà máy Chernobyl cũng đã được sơ tán. |
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện thêm 14 năm sau thảm hoạ và chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của quốc tế. |
Người đã dung cảm chụp loạt ảnh này là nhiếp ảnh gia Roland Verant, 35 tuổi, đến từ Vienna. |
“Nơi này sẽ lấy đi mạng sống của bạn, nếu không tuân thủ một số quy định nhất định”, Roland cho hay. |
Gần 30 năm sau, nơi đây vẫn là một thành phố ma, ít người dám đặt chân tới bởi sự nguy hiểm của phóng xạ. |
Song nơi đây là lại một ‘sân sau’ tuyệt vời dành cho các nghệ sĩ đường phố vẽ tranh graffiti nghệ thuật. |
Do quá gấp gáp, người dân đã bị chính quyền buộc phải sơ tán ngay, và bỏ lại tất cả đồ dùng trong nhà. |
Trong ảnh là những chiếc mặt nạ phòng độc vứt đầy trên nền một ngôi nhà đã bị bỏ hoang. |
Loạt ảnh siêu hiếm trong "thị trấn ma" 30 năm sau thảm họa Chernobyl. |
Khu vực hồ bơi ngày trước giờ phủ lớp bụi dày đến hàng xăng-ti-mét. |
Nhiều mảnh kính vở, đồ dùng rải rác khắp sàn, từ ô cửa này có thể nhìn thấy toàn cảnh "thị trấn ma". |
Được biết, Nga, Ukraina và Belarus là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất từ vụ nổ, nhưng mức độ phóng xạ được phát hiện đã tăng lên ở khắp châu Âu. |
Không những thế, hiện còn 160 tấn chất phóng xạ vẫn đang nằm trong lòng đất Chernobyl và không ai dám chắc quả bom hẹn giờ ấy có phát nổ hay không? |
Công trình đu quay khổng lồ dự kiến mở cửa vào tháng 5.1986, đã bị hoãn vô thời hạn khi vụ nổ xảy ra. |
Hơn 600 nghìn người được tập trung đến đây để tham gia chiến dịch dọn chất độc phóng xạ. |
Song họ chỉ đủ sức kìm chế những tác hại và chờ thế hệ mai sau có cách giải quyết dứt điểm. |
Loạt ảnh siêu hiếm trong "thị trấn ma" 30 năm sau thảm hoạ Chernobyl. |
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet