Những báu vật của thiên nhiên
Từng lớp đá rải rác có niên đại xưa như trái đất, dải bờ biển và vách đá trên chuỗi hòn đảo Hebrides ở miền biển phía Tây Scotland lô nhô như dấu tích của những hoạt động kiến tạo địa chất từng là nguyên nhân chia tách châu Âu, Bắc Mỹ và Greenland 60 triệu năm về trước.
Những người Celt, người Viking, người Anh và cả người Scotland đã chiến đấu tranh giành nơi này suốt hàng trăm năm. Những cư dân có thể trụ lại trên những hòn đảo này thực sự đã rất vất vả để có thể sinh tồn ở nơi hoàn toàn biệt lập với thế giới.
Mặc dù hiện nay chỉ có vài đảo trong số 500 hòn đảo này là có cư dân sinh sống, thế nhưng quần đảo hấp dẫn này vẫn là nơi thu hút khách du lịch đến thăm. Ở đó có những dãy hang động, những dải đá kiến tạo địa chất trên biển, và những đỉnh núi đá bazan kỳ thú.
Màn sương mờ ảo
Cuộc sống của những cư dân trên đảo dường như tách biệt cả nghìn năm so với ngày nay.
Chính những cư dân này đã cho xây dựng những công trình kiến trúc tròn rỗng bằng đá, trong tiếng địa phương gọi là broch trên đảo Lewis. Broch là những công sự dựng lên hoàn toàn bằng cách xếp đá, không dùng đến hồ vữa, với hai lớp kề nhau.
Được xây dựng trong thời kỳ đồ sắt vào khoảng năm 1.200 đến năm 550 trước Công nguyên. Broch ở vùng Dun Carloway có chiều cao còn lại tới 9m và rộng gần 15m.
Các học giả tin rằng việc sống trong những khối kiến trúc như vậy có ý nghĩa quan trọng lớn đối với các gia đình từng sinh sống trên đảo, vì thế nên họ đã cho xây dựng nhiều các công trình dạng này.
Những trụ đá cổ xưa
Được cắt rời từ những khối đá có niên đại hơn 3 tỉ năm tuổi, những trụ đá Callanish trên đảo Lewis dường như đã được đặt ở đây từ trước khi những Kim tự tháp vĩ đại ở Ai Cập được xây dựng.
Theo phỏng đoán, những trụ đá này đã được đặt ở đây vào khoảng năm 300 đến năm 1000 trước Công nguyên bởi những bộ lạc người tiền sử.
Những trụ đá bên ngoài cao khoảng 3m, còn những trụ đá bên trong có chiều cao lên tới hơn 4,5m. Giống như những trụ đá Stonehenge ở miền nam nước Anh, vòng tròn đá ở đây có lẽ là khu vực trung tâm nơi tiến hành các lễ tế quan trọng. Theo giả thuyết này, nếu mọi người tập trung ở xung quanh để quan sát, thì đám đông có thể nhìn từ cách xa vài cây số.
Những khối kiến trúc lục lăng
Bạn có thể đi thuyền để thám hiểm khu hang động Fingal trên đảo Staffa, một phần trong Khu bảo tồn thiên nhiên được quản lý bởi Quỹ Niềm tin dân tộc của Scotland.
Những cột đá bazan sáu cạnh nối nhau chạy dài suốt lòng hang có chiều cao lên tới 23m, nằm ở độ sâu 82m dưới mực nước biển. Kỳ quan thiên nhiên này sẽ thực sự làm cho bạn ngỡ ngàng.
Vùng đất cổ xưa
Những đỉnh núi đá bazan trong ảnh thuộc khu vực có tên gọi Âm thanh Raasay trên đảo Skye. Nhô lên từ nền đá vụn sau những vụ lở đá ở thời cổ đại, những khối núi đá độc đáo này đã trải qua quá trình trồi sụt địa lý khi vùng đất trên được hình thành.
Thế giới động vật ở vùng núi đá
Vùng đất Hebrides có vô số các loài động vật, bao gồm chim hải âu cổ rụt, đại bàng lông vàng, cá mập khổng lồ, cá voi, cá heo, rái cá, và loài chim crex crex trong họ Ralidae …..
Trong ảnh là hàng đàn những chú chim điên, loài chim làm tổ dọc theo vách đá hẹp trên đảo. Tại Outer Hebrides có hơn 60.000 đôi chim biển loài này, đây cũng là vùng chim lớn nhất thế giới.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet