Các tay đua vào cua.
1 chiếc Diavel đang chuẩn bị vào cua.
- Speed (Vật tốc): Điều chỉnh vận tốc vô cua mà bạn thấy an toàn đối với mình.
- Gear (Trả số): Trả số phù hợp cho việc tăng tốc (Số thấp sẽ tạo ma sát giữa lốp và đườn tốt hơn)
- Accelerate (Tăng tốc): Đây là giai đoạn bắt đầu tăng tốc.
* Chú ý:
- Không ngắt ga giữa cua.
- Nhìn về hướng muốn đi (Rất nhiều bạn hay nhìn đầu mũi xe, làm giảm khả năng quan sát đường và khả năng cảm nhận thăng bằng).
Sơ đồ.
- Trước khi ôm cua thì ta phải mở cua (đã nói ở trên - phần speed), dồn số - về số thấp (lúc này máy gằn, ma sát giữa lốp và đường nhiều hơn là đi số cao).
- Hạ chếch mông về hướng cần cua để đối phó với lực li tâm (Ví dụ: Ôm cua phải thì ta phải xô háng về góc phải của bình xăng. Kiểu hạ gối sát xuống đường đua hoàn tòan không được khuyến khích vì "dân thường" thiếu đồ bảo về đầu gối, và đường ngòai không mịn mặt như trong trường đua đâu.
- Ra khỏi cua rồi thì lại lấy lại vị trí ngồi ngay ngắn như ban đầu.
* Chú ý: Nếu khi đang ôm cua mà xe bị văng đít thì tuyệt đối không nên phanh mà phải hơi hất xe lên, tiếp tục dồn số tiếp và hạ tiếp để bo cua (Văng ở đây là văng mạnh và có khả năng bị ngã, còn văng đều nhẹ - lốp "xệch xệch" trái chiều với hướng cua - thì đó chính là... "đặc sản" của vào cua tốc độ cao đấy. Kinh nhưng mà thích lắm!
- Trong trường hợp "vỉa chửa" nhiều (mất hướng) hoặc vì lí do nào đó buộc phải phanh thì nhất thiết phải lật xe thẳng lên sau đó mới phanh nếu không muốn mài nguyên sườn xuống đường.
- Xe đạt tốc độ khoảng 50km/h trở lên thì "ngọt cua" hơn (Đi chậm hơn thì gọi là "rẽ", là "quẹo" chứ đừng gọi là "ôm cua" nhé).
Tay đua Lorenzo đang thị phạm vào cua.
Bảng đo những góc vào cua phù hợp từng loại xe.
Những tay đua MotoGP khi vào cua ở góc nghiên 64 độ.
Tuy nhiên không cần quá lố thế này.
Chỉ tầm này là đủ rồi nha.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet