1. Kinh nghiệm lên lịch trình chi tiết trong chuyến đi.
Lên lịch trình chi tiết cho mỗi chuyến đi là điều rất quan trọng, không chỉ quan trọng đối với những người mới đi phượt lần đầu mà kể cả những người có kinh nghiệm lâu năm cũng cần có một lịch trình cụ thể và chi tiết cho mỗi chuyến đi.
- Tìm hiểu thật kỹ điểm đến, khoảng cách từ điểm đi đến điểm đến, cung đường và những điểm nghỉ ngơi phù hợp.
- Xác đinh thời gian xuất phát, điểm dừng chân trên đường (trừ hao những sự cố có thể xảy ra làm trễ lịch trình như: Chờ thành viên khác, hư xe, trời mưa…)
- Tìm hiểu về những điểm ăn chơi, checkin, ngủ nghỉ…
2. Chọn đồ bảo hộ phượt xe máy, moto
Để có một chuyến đi suôn sẻ và an toàn thì chung ta nên chuẩn bị cho mình những món đồ bảo hộ phượt xe máy giúp bảo vệ bạn an toàn và những vật dụng cần thiết trong chuyến đi.
- Xe máy cần phải mang theo những dụng cụ sửa xe cơ bản như: bugi, săm, đồ vá săm, ống bơm…
- Cá nhân: ngoài quần áo mặc, áo khoác, áo mưa, đồ vệ sinh cá nhân bạn còn cần đồ bảo hộ như. Nón bảo hiểm phượt, găng tay phượt, giáp bảo hộ xe máy, áo phản quang… và các thiết bị liên lạc (nên mang theo pin dự phòng, đề phòng hết pin khi đang đi trên đường)
- Dụng cụ y tế: Dầu nóng, dầu gió, thuốc chống côn trùng đốt, thuốc sát trùng, bông băng và một số thuốc hạ sốt, kháng sinh, tiêu hóa…
- Ngoài ra nếu điểm bạn đến không có nhà dân hay khách sạn, nhà nghỉ bạn cần phải mang theo Lều Cắm Trại hoặc túi ngủ…và một thực phẩm khô cần thiết.
Hầu hết tất cả các nhóm phượt thủ đều có những nguyên tắc riêng khi đang di chuyển trên đường, tuy nhiên có một số quy tắc chung mà chúng ta cần nắm như sau:
- Đi chậm (thống nhất với nhau về tốc độ), không vượt ô tô trong một số địa hình không cho phép, không đi quá sát nhau (khoảng cách an toàn từ 20 đến 50m, nên đi so le với nhau), khi muốn vượt phải bật xi nhan và bấm còi xin vượt.
- Quan sát bao quát, chăm sóc lẫn nhau khi đi trong đoàn, không tách đoàn nếu không có tình huống khẩn cấp xảy ra. Nếu dừng lại hoặc tách đoàn phải báo ngay với trưởng đoàn.
- Có một sô đoạn đường thường khó đi chung ta nên di chuyển chậm, nếu gặp thời tiết xấu như mưa quá to thì tốt nhất nên tìm chỗ nào đó để trú mưa đợi tạnh mưa hoặc mưa nhỏ lại rồi mới đi tiếp.
- Nếu cung bạn đi ở những vùng núi có thể xảy ra sạt lở thì tốt nhất bạn nên tránh đi vào những mùa mưa bão. Những khu vực vùng núi cao hay có sương mù địa hình hiểm trở bạn nên bật đèn pha khi di chuyển để báo hiệu cho xe đi ngược chiều.
- Nếu trên đường đi gặp những điều không may thì đây chính là lúc cả nhóm hỗ trợ lẫn nhau, ngoài ra có thể tìm đến người dân địa phương, người đi đường… để nhờ giúp đỡ.
4. Một trong những lưu ý mà các phượt thủ cần nhớ:
- Luôn mang theo giấy tờ tùy thân
- Mang áo mưa trùm balo
- Có thể dán phản quang vào xe hoặc nón để các thành viên dễ nhận ra nhau
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet