- Chọn bài phù hợp với tông giọng của mình. Nếu ko lên cao được đừng ham hố nhạc của Tuấn Hưng, Đàm Vĩnh Hưng, Bằng Kiều. Quang Dũng, Phan Đinh Tùng cho nó lành, đừng hát tranh mấy bài giọng nữ rồi cuối cùng ko lên được.
- Sau khi chọn được bài tủ thì phải luyện nhiều đặc biệt những chỗ vào nhạc. Nói chung những người hát kém thường có thoi quen vào chậm nhạc và cứ ê a chậm nhạc cả bài, phải biết nghe nhịp nếu vào chậm thì phải bỏ cách từ mà hát tiếp cho nó chính xác nhạc.
- Ko bắt chước theo ca sĩ cái kiểu luyến láy, phiêu linh vì mình ko biết luyến chỉ thể hiện được cái phô của mình thôi chứ chả thể hiện được cái gì cả.
- Tự luyện ở nhà, nghe ca sĩ hát –> tắt nhạc –> hát chay, bịt 1 tai lại, tại kia nghe giọng mình –> hát xong, bật lại nhạc nghe ca sĩ –> hát đè vào ca sĩ, bịt 1 tai lại, tai kia nghe giọng thật của mình. Cứ thế, khi nào thấy 2 giọng hát gần quyện vào nhau là được.
- Đi hát thì quan trọng là bắt được nhịp. Để bắt được nhịp thì phải hát nhiều và tự tin. Bước 1 cũng là 1 cách bắt nhịp tốt.
- Cần phải hát đúng nhạc. Nên chọn những bài phù hợp giọng. Nếu giọng bạn yếu thì nên chọn các bài hát trầm, lựa chọn các ca sĩ như Minh Quân… Và biết phân biệt đâu là chỗ nữ hát, đâu là chỗ nam hát.
- Nếu bạn hát bằng mic thường có echo làm cho giọng bạn vang dài hơn vì thế bạn hát có lẽ đúng nhưng sẽ bị trễ hơn nhạc một chút, nên có một mẹo là bạn hát nhanh hơn nhạc một nhịp, vừa hát vừa nhịp chân theo nhịp ( gần giống như mình học môn nhạc là vỗ tay theo nhịp) để kiểm soát được nhịp điệu.
- Bạn nên dùng hơi bụng, đừng dùng hơn của lồng ngực, vì bụng mình to hơn, chứa được nhiều hơi hơn. Bạn có thể tập bằng cách: hít không khí vào- bụng phình ra, thở ra- bụng xẹp. Như vậy thì lúc hát, hơi của bạn sẽ khỏe hơn.
Bạn có thể xem thêm: Bí quyết giúp bạn hát karaoke hay hơn
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet