1. Lùi một bước
Không phải tất cả các máy ảnh nghiệp dư đều có ống kính góc rộng 24-28 mm như chiếc Panasonic Lumix DMC-FX36 hoặc Samsung NV24HD. Trong khi hai dòng máy này cho phép dễ dàng bạn lấy được một khuôn hình rộng, với những model chỉ có ống kính thường 35 mm bạn sẽ phải lùi lại một vài bước để đạt được khung hình tương tự.
2. Nguyên tắc một phần ba
Việc để chủ thể chính không nằm ở trung tâm sẽ khiến bức hình có vẻ lôi cuốn và thẩm mỹ hơn. Khi chụp các bức ảnh toàn cảnh hãy để đường chân trời nằm ở phía dưới cùng hoặc trên cùng của khung hình. Điều này sẽ tránh được việc vô tình chia cắt tấm hình thành hai phần cách biệt cũng như giúp phá vỡ được thế đối xứng giúp bức hình trông sinh động thú vị hơn.
3. Cân bằng trắng
Cài đặt cân bằng trắng của máy ảnh ở chế độ Auto (tự động) là một ý tưởng không tồi nhưng xét trong nhiều tình huống cụ thể bức hình sẽ không đạt được độ tinh tế. Chẳng hạn khi chụp cảnh mặt trời mọc hay lặn, nếu cài đặt cân bằng trắng ở chế độ daylight sẽ giúp bạn lấy được các tông màu ấm hơn cho khung hình.
4. Sử dụng các chế độ chụp cảnh
Hầu hết các máy ảnh đều được trang bị các chế độ chụp cảnh (chẳng hạn chế độ pháo hoa, bình minh, hoàng hôn, bữa tiệc, toàn cảnh...) trong đó máy sẽ tự động điều chỉnh các cài đặt để hình ảnh đạt được khả quan nhất trong từng tình huống cụ thể. Đừng ngại sử dụng chúng vì đôi khi các chế độ này cũng khá hữu ích, cho hiệu quả đến không ngờ.
5. Tìm các góc chụp thú vị
Không phải các bức hình nào cũng nhất nhất phải chụp trực diện. Nhiều tình huống thay vì để máy ngang tầm mắt bạn sẽ phải quỳ xuống hoặc leo thêm một vài bậc thang gác để đạt được bức hình đầy sáng tạo nhờ ứng dụng cách phối cảnh mới.
6. Để máy ở vị trí thuận tiện nhất
Đừng để bỏ lỡ thời cơ tác nghiệp chỉ vì mất quá nhiều thời gian lấy máy ảnh ra khỏi những chiếc túi cầu kỳ lắm ngăn nhiều nắp. Hãy để máy ở vị trí thuận tiện nhất có thể - tốt nhất là trong một chiếc túi nhỏ với dây đeo chắc chắn và khoác trên vai hoặc gắn vào dây lưng. Bởi vì những khoảnh khắc vàng có thể chỉ xảy ra một lần và không lặp lại.
7. Hướng ánh sáng
Mọi người thường phải nheo mắt lại khi nhìn thẳng vào mặt trời và vì vậy không nên để chủ thể bức hình phải đối mặt với nguồn sáng chói chang đó. Tốt nhất bạn hãy để những tia sáng đó chiếu sang ngang so với họ. Điều này cũng giúp lấy được cả nét bóng đổ rất thú vị. Tuy nhiên, bạn cũng đừng để nguồn sáng ở ngay sau lưng họ. Nếu không, bóng của người chụp sẽ bao trùm lên bức hình và bạn sẽ không thể nhìn rõ chủ thể của khung hình.
8. Dùng Tripod
Phong cảnh về đêm thật tuyệt vời nhưng bạn sẽ không đạt được thành công nếu hay bị run tay khiến hình chụp được luôn bị nhòe mờ. Mang theo một chiếc giá đỡ ba chân loại mini trong chuyến đi bạn sẽ đạt được trạng thái ổn định máy để thực hiện việc phơi sáng lâu trước khi chụp ảnh.
9. Thời điểm trong ngày
Thời tiết và khí hậu mỗi vùng mỗi mùa cũng khác nhau ở cùng một thời điểm trong ngày. Có khi bình minh nơi này là lúc 5h30 nhưng ở nơi khác bạn phải chờ tới 7h mặt trời mới ló lên. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ càng nơi sắp đến để biết trước sẽ phải thức dậy lúc nào để bắt kịp “giờ vàng”.
10. Tìm hiểu trước về máy ảnh
Không gì tệ hơn việc bạn cứ loay hoay mày mò để luận ra từng chức năng điều chỉnh cài đặt trên chiếc máy ảnh trong khi mọi người đang sốt ruột chờ đợi hay sự kiện đã đến lúc mở màn. Có thể khi bạn tìm được chế độ phù hợp thì khoảnh khắc đặc biệt đã qua. Nếu mang theo một chiếc máy ảnh vừa “đập hộp”, bạn sẽ phải đọc trước sách hướng dẫn, làm quen trước với các chức năng điều chỉnh và dành nhiều thời gian thực hành hơn là tự mày mò không phương hướng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet