Nội dung

1. Đừng dại mặc trang phục rằn ri ở Barbados

Trang phục rằn ri được nhiều chàng trai, cô gái ưa chuộng bởi nét cá tính và mạnh mẽ chúng mang lại. Tuy nhiên, nếu du lịch tại quốc đảo Barbados, bạn đừng dại sử dụng kiểu mốt rằn ri bởi đây là phục trang dành riêng cho lực lượng quốc phòng. Bất cứ ai, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều bị coi phạm pháp khi mắc phải lỗi ăn mặc này.

Kinh ngạc với loạt lệnh cấm vận thời trang kỳ quặc

Rằn ri là trang phục "độc quyền" của lực lượng quốc phòng tại Barbados

2. Qatar đưa legging vào danh sách cấm

Là một quốc gia đạo Hồi khó tính trong vấn đề ăn mặc nên Qatar đã cho chiếc quần legging vào danh sách cấm bên cạnh váy hai dây, soóc, quần áo không tay. Để tuyên truyền rộng rãi lệnh cấm này đến khách du lịch, Qatar còn cho phát tờ rơi, dán áp phích trên phố. 

"Nếu bạn ở Qatar, bạn là một trong số chúng tôi. Hãy giúp chúng tôi bảo tồn giá trị và văn hóa của Qatar. Xin vui lòng ăn mặc lịch sự nơi công cộng bằng cách che phủ từ vai đến đầu gối" là nội dung được in trong tờ rơi, áp phích. Ngoài dòng yêu cầu in bằng chữ, tờ rơi và áp phích còn vẽ minh họa trang phục được cho là không phù hợp tại nơi đây.

Được biết, bất cứ ai cư trú hoặc du lịch ở Qatar đều là đối tượng có thể áp dụng luật, việc cố tình mặc sai sẽ bị coi là một sự vi phạm đạo đức. 

Nhiều công ty dẫn khách du lịch đến Qatar bên cạnh việc đưa ra lời khuyên trên website, còn thường xuyên nhấn mạnh với khách hàng của mình rằng: "Cả đàn ông và phụ nữ nên ăn mặc lịch sự, kín đáo như những người Qatar và Hồi giáo. Phần trên cơ thể bao gồm vai và cánh tay cần được che phủ, còn váy và quần thì dài qua đầu gối".

Kinh ngạc với loạt lệnh cấm vận thời trang kỳ quặc

Nội dung của tờ rơi, áp phích tại Qatar

3. Australia, Úc cấm nam giới mặc áo quây

Tại xứ sở chuột túi, nam giới mặc áo quây tại nơi công cộng là điều không thể chấp nhận được. Bởi vậy, những anh chàng có sở thích giả gái, ưa chuộng chiếc áo quây khoe vai sẽ phải tìm đến phương pháp thay thế nếu không muốn bị nhắc nhở hoặc phạt tiền.

Kinh ngạc với loạt lệnh cấm vận thời trang kỳ quặc

Nam giới không được mặc áo quây tại Australia, Úc (ảnh minh họa)

4. Capri, Ý không thích tiếng ồn từ giày dép

Nếu có dịp đặt chân đến đảo Capri ở Ý, hẳn du khách sẽ bị thu hút bởi cảnh thiên nhiên đẹp mắt, đặc biệt là không gian yên tĩnh nơi đây. Để bảo vệ điều này, chính quyền địa phương đã ra lệnh cấm không được sử dụng giày dép gây tiếng ồn, đặc biệt là những đôi giày cao gót luôn gõ lộp cộp trên mặt đường. 

Kinh ngạc với loạt lệnh cấm vận thời trang kỳ quặc

Giày dép tạo ra tiếng ồn bị cấm tại Capri, Ý để duy trì sự yên tĩnh trên đảo

5. Cấm mặc bikini trên đường phố Tây Ban Nha

Vào năm 2011, một số nơi ở Tây Ban Nha, trong đó có Majorca đã đưa ra quy định cấm các du khách mặc độc một bộ bikini đi trên đường phố. Nếu vi phạm, họ có thể sẽ đối mặt với số tiền phạt lên tới 500 Euro (khoảng 12 triệu đồng).

Quy định áp dụng cho cả khách du lịch và người dân địa phương. Ngoài ra, đàn ông cởi trần đi trên đường cũng bị đưa vào diện cấm.

Kinh ngạc với loạt lệnh cấm vận thời trang kỳ quặc

Một số nơi ở Tây Ban Nha cấm du khách nữ mặc bikini, nam cởi trần xuất hiện trên đường phố

6. Ý và Dubai "kị" mặc thiếu vải

Để ngăn chặn việc đang có quá nhiều khách du lịch mặc trang phục thiếu vải đến tòa thánh Vatican hay các thánh đường cần thể hiện sự tôn trọng, chính phủ Ý đã yêu cầu du khách phải ăn mặc kín đáo, đúng đắn trước khi vào thăm quan một số địa điểm. Với những trường hợp vi phạm, lực lượng an ninh sẽ nhắc nhở, thậm chí có thể từ chối tiếp khách.

Còn ở Dubai, vào năm 2013 cũng đã ban hành những quy định về ăn mặc như: không áo hở vai, váy/quần phải dài qua đầu gối cho du khách và người dân nơi đây.

Kinh ngạc với loạt lệnh cấm vận thời trang kỳ quặc

Phụ nữ Dubai luôn ăn mặc kín đáo

7. Chụp hình lộ ngực ở Thái Lan có thể đối mặt với 5 năm tù giam

Hồi đầu năm 2015, nhiều cô gái hoặc người chuyển giới ở Thái Lan rộ lên trào lưu chụp ảnh khoe bầu ngực dưới và tung lên mạng xã hội. 

Xác nhận đây là sự việc có thể làm xấu hình ảnh đất nước, chính phủ Thái Lan đã đưa ra hình phạt với lời cảnh cáo: "Bất cứ tài liệu trực tuyến nào gây tổn hại cho an ninh quốc gia hoặc gây hoang mang cho công chúng đều phải xử phạt thích đáng". Cụ thể, nếu vi phạm điều này, họ có thể phải đối mặt với mức án 5 năm tù giam.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục