Nội dung

Quần chip dây được nhiều phụ nữ ưa thích bởi nó giúp họ mặc trang phục ôm sát mà không phải lo hằn được viền quần khó coi. Nhưng dù bạn yêu quý kiểu quần chip dây này tới mức nào thì bạn cũng không nên mặc nó suốt 24 tiếng, theo lời khuyên của giáo sư sản phụ khoa Jill Rabin của trường Hofstra North Shore-LIJ, New York.

Lý do chính đến từ thiết kế của quần chip dây. Kiểu quần này được cấu tạo từ mảnh vải rất hẹp. Khi bạn mặc chúng cả ngày, quần có thể sẽ thay đổi vị trí nhiều, các vi khuẩn từ trực tràng có thể xâm nhập vào “tam giác mật” gây ra các căn bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, nấm…

Khi nào bạn cần nói không với quần chip dây
Quần chip dây rất quyến rũ

Dưới đây là 13 trường hợp bạn nên cân nhắc khi mặc quần chip dây:

1. Bạn không mặc đồ lót làm từ cotton

Những chất liệu nhân tạo như nilyn khiến ứ đọng mồ hôi. Trong khi đó, chất liệu cotton giúp không khí lưu thông, giúp “tam giác mật” và làn da nơi đây được hít thở. Chất liệu cotton cũng giúp duy trì nồng độ acid đảm bảo. Vì vậy nếu bạn thích chất liệu nhân tạo mượt mà, hãy mặc loại quần bikini hoặc quần dáng cổ điển để tránh viêm nhiễm.

2. Bạn mặc quần áo tập trong một thời gian dài

Những loại trang phục co giãn, ôm sát cơ thể và khá chật làm từ chất liệu thun có thể làm cản trở sự lưu thông không khí. Khi mặc đồ tập làm từ chất liệu co giãn trong một thời gian dài, cơ thể bạn có thể bị ẩm ướt, làm đọng hơi ẩm tại vùng kín của bạn. Bởi vậy lúc này nếu bạn mặc quần chip dây sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm “tam giác mật’.

3. Khi bạn mặc váy quá ngắn

Nếu bạn mặc váy ngắn, quần chip dây thực sự không hề “an toàn” bởi sự cố hớ hênh rất dễ có thể xảy ra. Ngoài ra việc này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khi bạn ngồi ở nơi công cộng.

4. Bạn mắc bệnh phụ khoa

Nếu bạn dễ bị nấm hoặc bị nhiễm trùng vùng kín thì không nên mặc quần lót dây bởi nó sẽ khiến tình trạng của bạn thêm trầm trọng hoặc khiến bạn dễ bị mắc các căn bệnh này thường xuyên hơn.

5. Bạn đang mang thai

Khi mang thai, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm khiến nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm nấm tăng cao gây ảnh hưởng tới thai nhi. Bởi vậy việc mặc kiểu quần làm tăng khả năng bị viêm nhiễm như quần dây là một sự lựa chọn khá tồi khi bạn đang mang bầu.

Khi nào bạn cần nói không với quần chip dây
Khi nào cần nói không với quần chip dây?

6. Nếu bạn lười tắm

Nếu không thích tắm rửa thường xuyên và cụ thể làm vệ sinh “tam giác” bằng nước ít nhất mỗi lần một ngày thì bạn cũng nên nói không với quần dây. Bạn chỉ nên mặc kiểu quần này khi có ý thức tốt trong việc vệ sinh cơ thể.

7. Bạn dùng dung dịch rửa hóa học

Dung dịch rửa hóa học hoặc chất khử mùi có thể gây rối loạn nồng độ axit tự nhiên và làm vi khuẩn trong vùng kín phát triển. Mặc quần chip dây trong trường hợp này chỉ khiến bạn tự tăng nguy cơ viêm nhiễm cho chính bản thân mình.

8. Bạn không dùng bao cao su và có nhiều hơn 1 bạn tình

Trong trường hợp này bạn cũng không nên sử dụng loại nội y này. Nó có thể khiến bạn nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm hơn.

9. Bạn đang bị bệnh

Điều này nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn đã bị xâm . Điều này cũng có nghĩa là việc mặc chip dây có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng khác, khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.

10. Khi đi mua sắm áo tắm.

Khi mua đồ bơi, bạn sẽ thường phải mặc thử. Bởi vậy bạn nên mặc kiểu quần lót cổ điển (giống quần bikini) để bảo vệ mình khỏi vi khuẩn tồn tại ở đáy quần bơi có thể do khách khác để lại khi thử đồ.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục