Khái niệm giữ cho trọng tâm thấp càng tốt bắt đầu từ khi nào?.
RD56.
YZR500 1983, cỗ máy 2 thì động cơ 4 xi-lanh chữ, làm mát bằng nước được gọi là OW70, cỗ máy nổi tiếng được khắc ghi trong lịch sử nơi Kenny Roberts đã chiến đấu cho đến phút cuối cùng với chiếc Honda NS500 do Freddie Spencer lái. Dễ nhìn thấy dấu vết của sự cọ xát với mặt đường trong khoanh tròn màu đỏ.
Được biết chiếc YDS3 250cc của Yamaha từng được cả thế giới biết đến vào năm 1964 về hiệu suất động cơ, đặc biệt với hệ thống treo mềm mại và nhiều tay đua yêu thích.
Vào cuối những năm 1970, động cơ 2 thì dần biến mất do các quy định về khí thải và chiếc RZ250 tại thời điểm đó vốn gây ấn tượng với toàn thế giới khi sở hữu màu sắc gợi nhớ đến cỗ máy GP World, và cỗ máy này kế thừa cách thiết kế điều chỉnh bộ quây xung quanh động cơ để ngăn không cho nó cọ xát với mặt đường ở góc nghiêng.
Sau đó, những đối thủ của Yamaha muốn nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên đường đua đã nghiên cứu và phát triển những thiết kế liên quan đến sức mạnh động cơ và phát triển khung nhôm. Tuy nhiên, Yamaha vẫn kiên quyết tuân thủ các thiết lập cung cấp hành trình nhún sâu, ổn định và dễ lái. Đây vốn là đặc điểm và ưu điểm của những chiếc xe đua Yamaha nổi bật thời điểm bấy giờ.
Điển hình là dòng XJ nổi tiếng với Pequeje, TZR250 được thiết kế bởi cùng một nhà thiết kế với YZR500 và SRX400 / 600, đi tiên phong trong việc xử lý mới với trọng tâm thấp và hành trình nhún khá sâu.
Những người hâm mộ Yamaha đã hài lòng với sự kết hợp cài đặt này, được gọi là "khái niệm xử lý của Yamaha", nhưng dần dần nhiều người bắt đầu gọi nó là thiết lập phuộc mềm và đội ngũ phát triển của Yamaha cảm thấy thất vọng trước yêu cầu của thị trường nên quyết định từ bỏ nó.
Những mẫu xe sử dụng cho đường trường của Yamaha không được áp dụng thiết kế trọng tâm thấp như là đường đua.
Từ quan điểm của nhóm phát triển, cho dù khái niệm này có thể đem lại hiệu quả tốt cỡ nào trên đường đua thì ngược lại nếu những chiếc xe chỉ sử dụng cho mục đích đi tour, việc áp dụng khái niệm này lại không hoàn toàn phù hợp. Chính vì vậy, để có thể vào góc cua một cách an toàn thì việc hạ thấp trọng tâm và điều chỉnh phuộc trước mềm để có hành trình nhún càng sâu không còn phù hợp.
Tuy nhiên, kể từ khi từ bỏ khái niệm riêng đó thì Yamaha cũng mất đi thành công trong dòng xe Supersport. Cụ thể, một số mẫu xe Supersport ra mắt để cạnh tranh với các đối thủ, vốn mất đi vẻ nhạy bén vốn có của Yamaha trên đường đua (gầm cực kì thấp) và không đạt được danh bục cao nhất từng có như trước đây.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet