Mọi người tới varanasi với ý định chờ chết. Người sùng đạo Hindu tin rằng hỏa táng tại Varanasi cho phép họ đến được cõi niết bàn và được giải thoát khỏi kiếp luân hồi thay vì chịu đựng việc tái sinh. Những bậc thang bên bờ sông tượng trưng cho con đường đi tới sự giác ngộ và cũng đồng thời là nơi tang lễ được tổ chức một cách công khai. Ảnh: Varanasi city.
Ở các nước phương Tây, cái chết mang tính riêng tư. Nhưng ở Varanasi, điều này hoàn toàn ngược lại. Các thi thể được mang đi diễu hành trên đường phố, theo sau là tiếng tụng kinh và cuối cùng được hỏa táng bên bờ sông Hằng.
Cái chết còn trở thành một công việc kinh doanh tại Varanasi. Khách sạn Kashi Labh Mukti Bhavan chỉ nhận những khách sẽ chết trong vòng 15 ngày. Thậm chí rất nhiều người chỉ đơn giản trải một cái chiếu và nằm chờ chết. Đó cũng là lý do nhiều du khách tìm đến đây chỉ để chứng kiến một cuộc sống nằm ngoài sức tưởng tượng của họ.
Sông Hằng - trung tâm của sự sống và cái chết. Dòng sông là nơi tập trung của vô số xác chết và tro tàn, thế nhưng bạn có thể bắt gặp rất nhiều người dân xuống tắm và coi đó là hành động tẩy trần, làm sạch cơ thể. sông hằng hiện ô nhiễm đến nỗi Thủ tướng Narendra Modi đã cam kết một kế hoạch làm sạch dòng sông vào trước tháng 10/2019.
Lễ cầu siêu tại Dashashwamedh Ghat được tổ chức ngay gần bờ sông và thực hiện trước sự chứng kiến của đông đảo người dân. Ngọn lửa bốc lên với mục đích hiến dâng tới thần Shiva và Nữ thần sông Hằng.
Hàng nghìn người không có chỗ đứng phải leo lên thuyền để chứng kiến. Cuối buổi lễ, các linh mục sẽ đổ nước ra sông và lễ cầu siêu chính thức kết thúc.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet