Honda CBR600RR 2020 thực chất là bản độ từ Moto2 thời điểm 2018.
CBR600RR 2020 được cho là một phiên bản mới nhưng trên thực tế khung của nó vẫn giữ nguyên kiểu cũ.
Mặc dù độ dày của gắp sau đã được thay đổi nhưng mức độ thay đổi của nó quá nhỏ để có thể quan sát bằng mắt thường.
Điều đầu tiên đập vào mắt người xem là CBR600RR 2020 và CBR1000RR-R mới, hoàn toàn khác biệt về ngoại hình.
Cánh gió cố định của CBR600RR 2020 không phải là cánh gió cố định dạng hộp kiểu MotoGP như CBR1000RR-R mà là cánh gió cố định dạng mở như thiết kế cánh máy bay.
Thông qua đầu cánh, có thể triệt tiêu lực hấp dẫn do cánh gió cố định gây ra.
Ngoài ra, sở dĩ kích thước của cánh gió cố định lớn như vậy là do CBR600RR không cần phải triệt tiêu hiện tượng bốc bánh trước như CBR1000RR-R.
Tuy nhiên, công nghệ này vẫn thành công trong việc giảm lực nâng bánh trước do gió tạo ra trong quá trình lái xe tốc độ nhanh xuống 6,5%, đồng thời nó cũng có chức năng ổn định bánh trước khi vào khúc cua và cải thiện cảm giác tiếp đất khi bốc đầu cũng như hiệu suất xử lý.
Đồ thị phân bố áp suất của tay đua nằm trên xe. Các đường nét từ kính chắn gió đến mũ bảo hiểm được kết nối nhịp nhàng.
Một điều nữa là vị trí ở trước bình xăng đã thấp xuống 10mm, thiết kế này cho phép người lái dễ dàng sử dụng vị trí lái, vị trí đầu người lái được cúi xuống hoàn toàn trong bộ quây phía trên.
Ngay cả khi bộ quây cũng đã được sửa đổi để thể cải thiện hiệu suất khí động học của người lái.
So sánh hình dáng của bộ quây phía trên và phía dưới, hãy chú ý đến hình dáng của chiếc CBR600RR (màu trắng) cũ đã trở nên mờ.
Góc của kính chắn gió đã được thay đổi từ 35 độ thành 38 độ, ngoài ra kích thước của nó cũng trở nên lớn hơn nhiều. Phần đèn pha được làm nhỏ hơn và các yếu tố khác, giúp CBR600RR 2020 có thể phát huy tác dụng nhất định về mặt khí động học.
Đánh giá từ đặc điểm công suất mã lực, hẳn nhiều anh em đã nhận thấy rằng động cơ mới trên CBR600RR 2020 đã có vòng tua máy cao hơn đáng kể so với động cơ cũ.
Mặc dù đã có nhiều thay đổi được bổ sung trên CBR600RR mới nhằm tăng cường tốc độ cao, Honda còn thành công khi khiến người lái không cảm thấy căng thẳng bằng cách sử dụng bướm ga điện tử (TBW), với các chế độ lái khác nhau, bộ điều khiển mã lực và các thiết bị điều khiển điện tử khác,...khiến người lái thoải mái khi có thể thay đổi đặc tính công suất mã lực theo ý mình.
Để đạt được đặc tính dễ điều khiển như vậy, ngoài việc áp dụng phương pháp xử lý làm cho các lỗ nạp trơn tru hơn, Honda còn sử dụng cấu hình cam để tăng thời gian mở của van nạp và trì hoãn thời gian đóng của van xả.
Ngoài ra, thiết kế ống xả cũng mới hơn để đáp ứng những điều chỉnh này.
Kiến thức kỹ thuật mà Honda có được với tư cách là nhà cung cấp chính thức động cơ Moto2 trước năm 2018, đã thực sự đóng một vai trò lớn dành cho nâng cấp phiên bản CBR600RR 2020 này.
Ngoài ra, gắp sau cũng đã có thêm những thay đổi mà mắt thường không thể nhìn thấy, Honda đã điều chỉnh cấu trúc bên trong và độ dày của nó để tối ưu hóa, đồng thời giảm trọng lượng thành công 150g.
Mặc dù phiên bản xe thương mại không thay đổi độ cứng, nhưng phiên bản đường đua đã được điều chỉnh ở những nơi có thể thay đổi. Độ cứng được cải thiện và tăng khả năng xử lý.
CBR600RR cũ từng phổ biến với những tay đua mới và những người mới vì hiệu suất lái nhanh và khả năng điều khiển dễ dàng. Theo chia sẻ của Honda, CBR600RR mới vẫn giữ nguyên đặc điểm này nên anh em không cần quá lo lắng.
Trọng lượng nhẹ và tư thế lái hợp lý, thiết bị điều khiển điện tử hỗ trợ tối tân, cần ly hợp nhẹ,.. mặc dù CBR600RR quảng cáo sức mạnh mạnh mẽ trên đường đua, nhưng nó vẫn giữ nguyên các yếu tố cơ bản của đặc điểm hỗ trợ tối đa cho người dùng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet