Nằm ở bắc Thái Bình Dương tiếp giáp biển Bering, đảo Unalaska (Mỹ) nằm ngay vùng giữa của Bắc Mỹ và Siberia (Nga). Hòn đảo này ở xa hơn về phía tây so với Hawaii, vị trí của nó ngay trên đỉnh của khu vực Đông Nam Á vì thế nơi này trở thành cộng đồng xa xôi và độc đáo nhất tách riêng so với bang Alaska.
Aleutian là quần đảo núi lửa dài 1.770 km nằm uốn cong thành một vòng cung phía tây sâu vào phía bán đảo Kamchatka (Nga) khoảng 965 km. Unalaska là một phần của Aleutian, một trong những nơi nằm ngoài vùng cực mà có môi trường khắc nghiệt nhất trên thế giới. Những bờ biển lộng gió, gồ ghề và thường không có cây cối gì. Vì Aleutian thuộc Vành đai lửa Thái Bình Dương - một trong những nơi có hoạt động địa chấn mạnh nhất thế giới, mà nơi này thường có động đất. Ở Aleutian còn chứa tới một nửa trong chuỗi 70 núi lửa, bao gồm núi lửa Makushin vẫn hoạt động 250 năm qua.
"Cái nôi của những cơn bão" hay "Nơi sinh của gió" là hai cái tên rất xứng với Aleutian. Thời tiết xung đột ở đây khiến cho các vùng biển lân cận dễ xảy ra bão lốc, gió, mưa lớn và sương mù dày đặc, tác động tới cả thời tiết của Canada và lục địa Mỹ.
Tuy trải qua nhiều thế kỷ, dân số người Unangax không tăng lên mà giảm đi vì bệnh tật và suy giảm văn hoá khi theo gót chủ nghĩa thực dân. Hiện nay, chỉ có khoảng 3.800 người Unangax ở quần đảo Aleutian. Shayla Shaishnikoff (24 tuổi), và em trai Talon Shaishnikoff (17 tuổi) là hai trong số 200 người Unangax vẫn sống ở đảo Unalaska. " width="680" height="383"/>
Hiện tay, có khoảng 5000 người dân sống ở Unalaska, gồm ngư dân và người Unangax (đọc là Oo-Nung-akhh). Cũng được gọi là dân Aleut, người Unangax sống ở quần đảo này và một phần bán đảo Alaska từ 9000 năm trức. Họ đã xây dựng một lối sống bền vững dựa vào các nguồn tài nguyên đất và biển ở đây.
Tuy trải qua nhiều thế kỷ, dân số người Unangax không tăng lên mà giảm đi vì bệnh tật và suy giảm văn hoá khi theo gót chủ nghĩa thực dân. Hiện nay, chỉ có khoảng 3.800 người Unangax ở quần đảo Aleutian. Shayla Shaishnikoff (24 tuổi), và em trai Talon Shaishnikoff (17 tuổi) là hai trong số 200 người Unangax vẫn sống ở đảo Unalaska.
Sau khi hai nhà thám hiểm Vitus Bering (Đan Mạch) và Alexei Chirikov (Nga) trở thành những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến quần đảo Aleutian vào năm 1741, làn sóng những nhà buôn da, lông thú Nga kéo tới đây săn tìm chó biển, rái cá biển. Cuối thập niên 1700, quần đảo trở thành một thuộc địa của Đế quốc Nga. Hiện nay nhiều cư dân ở đây vẫn còn mang họ Nga.
Giáo hội chính thống Nga hình thành ở đây, xây dựng nhiều ngôi nhà thờ nhỏ ở khắp các đảo và biến đổi cả đức tin của người Unangax. Mặc dù Mỹ đã giành được quyền kiểm soát quần đảo Aleutian khi mua Alaska từ Nga vào năm 1867, di sản giáo hội chính thống Nga vẫn được gìn giữ đến nay. Nhà thờ Thánh Unalaska là một trong số ít những nhà thờ chính thống Nga còn tồn tại. Được xây vào năm 1896, là nhà thờ hình chữ thập lâu đời nhất ở Bắc Mỹ. Bên trong đó chứa những biểu tượng, các phần nội thất nguyên bản có từ những nhà thờ trước đó xây cùng một địa điểm vào năm 1808 và 1825.
Kể từ khi là người đứng đầu nhà thờ, mục sư Bereskin bắt đầu gây quỹ quyên góp tiền để khôi phục nhà thờ, các biểu tượng ở đây đã bị thời gian cũng như nhiều yếu tố khác làm hư hại. Ông cũng thay đổi ngôn ngữ từ Unangax sang tiếng Anh để đễ dàng phục vụ các tín đồ. Tuy nhiên trong hơn 100 người dân sống trên đảo hiện nay thì không còn nhiều người tới nhà thờ Thánh Unalaska hàng tuần.
" width="680" height="383"/>Mục sư Evon Bereskin là linh mục chính thống Kito giáo duy nhất ở đảo Unalaska và là người trông coi nhà thờ Thánh Unalaska. Là người Unangax, ông tiếp quản vùng Deanery vào năm 2013 và bây giờ giám sát tất cả giáo xứ ở đảo Unalaska, Nikolski, Alutan, quần đảo Pribilof. "Tôi vẫn luôn phải lo lắng vì thực tế mình là người giám hộ của công trình tôn giáo đáng kinh ngạc này. Đó vừa là một vinh dự vừa là trách nhiệm khó tin".
Kể từ khi là người đứng đầu nhà thờ, mục sư Bereskin bắt đầu gây quỹ quyên góp tiền để khôi phục nhà thờ, các biểu tượng ở đây đã bị thời gian cũng như nhiều yếu tố khác làm hư hại. Ông cũng thay đổi ngôn ngữ từ Unangax sang tiếng Anh để đễ dàng phục vụ các tín đồ. Tuy nhiên trong hơn 100 người dân sống trên đảo hiện nay thì không còn nhiều người tới nhà thờ Thánh Unalaska hàng tuần.
Sau Thế chiến thứ hai, Unalaska trở thành một trung tâm đánh bắt cá lớn của Mỹ, một ngành thương mại thống trị hòn đảo từ đó tới nay. Cảng Hà Lan là nơi mang tới nhiều hải sản hơn bất cứ cảng cá nào của Mỹ. 400 tàu cá từ 14 quốc gia khác cập bến ở đây mỗi năm, bắt tới hàng trăm nghìn tấn hải sản - khoảng 10% sản lượng của ngành này ở Mỹ. Cá bơn, hồi, trích, minh thái và các loại cua là những loài phổ biến nhất được đánh bắt ở đây.
Cá minh thái (pollock) Alaska chiếm 80% sản lượng hải sản được chế biến trên đảo và dùng để làm dầu cá, phile cá (thường là phần cá phile trong bánh sandwich của McDonald) và surimi (giả thịt cua) cùng nhiều sản phẩm khác.
UniSea, nhà máy chế biến hải sản lớn nhất đảo, có điều kiện môi trường chuẩn tốt nhất để làm cá ở Alaska. Họ sử dụng toàn bộ con cá minh thái, không để lãng phí gì. Dầu cá minh thái tạo nên nguồn hydrocarbon tái tạo giúp tạo năng lượng và sưởi ấm cho nhà máy và chỗ ở của công nhân.
Ngoài sự phong phú về hải sản, vùng biển quanh đảo Unalaska còn giàu dinh dưỡng nên tập trung nhiều loài động vật biển có vú lớn nhất thế giới như cá heo, rái cá, cá voi lưng gù... Sư tử biển thường tụ tập trên những tảng đá biệt lập để giao phối và sinh sản vào khoảng tháng 5-7.
Trong khi đó, những cung đi bộ đường dài ở Unalaska là lựa chọn thích hợp nhất cho các du khách muốn khám phá các góc xa xôi nhất của đảo. Du khách hãy đi qua các đồng cỏ mênh mông, những ngọn núi hùng vỹ nơi đây để có cảm nhận rõ ràng nhất về Unalaska cũng như cả quần đảo Aleutian.
Hương Chi (theo BBC)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet