Theo các nhà nghiên cứu tại Trustwave, tin tặc đánh cắp được một lượng lớn dữ liệu như vậy là nhờ các phần mềm keylogging (phần mềm theo dõi cách gõ phím của người dùng) được cài lén trong nhiều máy tính trên toàn thế giới. Loại mã độc này có thể sao chép thông tin về những tài khoản quan trọng của người dùng, như thẻ ngân hàng, tài khoản email,... rồi gửi về máy chủ của hacker.
Hơn 2 triệu tài khoản Facebook, Google, Yahoo!… bị đánh cắp.
Và ngày 24/11 vừa qua, Trustwave đã theo vết và lùng ra một máy chủ tại Hà Lan là nơi chứa các thông tin bị đánh cắp của hơn 2 triệu tài khoản thuộc hơn 93.000 trang web.
Giám đốc mảng bảo mật của Trustwave, ông John Miller cho biết, “Chúng tôi không có bằng chứng về việc hacker đã đăng nhập vào các tài khoản này, nhưng thực tế họ hoàn toàn có khả năng và dễ dàng thực hiện điều đó”.
Sau khi nhận được thông tin, Facebook, LinkedIn và Twitter đã ngay lập tức thông báo cho người dùng và thiết lập lại mật khẩu cho những tài khoản bị đánh cắp. Còn Google và Yahoo! chưa đưa ra bình luận gì.
Thực tế, rất khó để biết được máy tính nào bị nhiễm virus, bởi vì các chương trình quét virus hiện nay không thể phát hiện được mã độc đang chạy ngầm. Theo khuyến cáo của ông Miller, cách tốt nhất là người dùng nên cập nhật các phần mềm chống virus và tải về bản vá lỗi mới nhất cho trình duyệt, Adobe Flash Player, Java Environment,,...
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet