Hãy xem những gì sẽ xảy ra trên bầu trời vào năm 2015 và đâu là nơi tốt nhất quan sát chúng nhé.
nhật thực toàn phần – 20/03/2015
Nhật thực toàn phần diễn ra khi mặt trăng nằm ở giữa Trái đất và mặt trời, và nó che khuất được toàn bộ mặt trời khi quan sát từ Trái đất.
Bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền diệu từ vầng hào quang của mặt trời tỏa ra bị mặt trăng che, đặc biệt là khi bạn đang ở khu vực Bắc Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. Đường đi của nhật thực toàn phần bắt đầu ở giữa Đại Tây Dương và di chuyển lên phía bắc về hướng đảo Greenland, đi vào phía bắc Siberia. Hiện tượng nhật thực toàn phần này được dự đoán sẽ kéo dài khoảng 2 phút 30 giây.
Điểm cực đại của nhật thực sẽ nằm ở phía bắc của đảo Faroe – đó là một trong những lý do mà nhóm đảo nhỏ này được đánh giá là một trong những điểm đến “hot” nhất trong năm 2015.
nguyệt thực toàn phần – 04/04/2015
Hiện tượng xảy ra khi mặt trăng hoàn toàn đi vào vùng bóng tối của Trái đất khi mặt trời, Trái đất, mặt trăng nằm thẳng hàng. Trong suốt quá trình này, mặt trăng sẽ dần tối hơn và sau đó sẽ có màu đỏ cam. Hiện tượng này sẽ kéo dài 9 phút – nguyệt thực ngắn nhất kể từ ngày 13/10/1856.
Người dân thuộc các khu vực dọc theo Thái Bình Dương: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á và Australia sẽ được chứng kiến trọn vẹn hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm này. Đây là lý do tuyệt vời để du lịch Hawaii hoặc Alaska và tháng 4 tới. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ quan sát được vào lúc trăng mọc buổi chiều.
Hành tinh đôi – đêm 30/06 - 01/07/2015
Đây là hiện tượng thiên văn không thể bỏ qua. Ngước mắt lên bầu trời đêm, hướng ánh nhìn về phía Tây – Tây Nam, bạn sẽ có thể thấy sao Kim và sao Mộc cùng tỏa sáng và nằm rất gần nhau. Chúng sẽ có kích thước bằng khoảng một nửa chiều rộng của mặt trăng, vì thế chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy được cảnh tượng ngoạn mục này.
Mưa sao băng Perseid – cực điểm ngày 12-13/8/2015
Đây là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất và đẹp nhất trong năm, khi có thể đạt mật độ hơn 90 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Trận sao băng này được sinh ra từ những mảnh vụn còn sót lại của sao chổi Swift-Tuttle trên quỹ đạo Trái đất.
Năm ngoái, ngày xuất hiện trận mưa sao băng Perseid, mặt trăng rất sáng vì vậy rất khó để nhìn thấy hết toàn bộ sao băng. Năm nay, nếu không có biến cố về thời tiết, mưa sao băng này sẽ rất thuận lợi để quan sát vì nó sẽ đạt cực điểm vào lúc trăng chưa lên.
Sao Hải Vương ở vị trí trực đối với mặt trời so với Trái đất – 01/09/2015
Đây là vị trí mà hành tinh này tới gần Trái đất nhất trên quỹ đạo và bề mặt của nó được chiếu sáng đầy đủ nhất bởi mặt trời . Dù vậy, với khoảng cách quá xa nên chỉ những người được trang bị kính thiên văn cực tốt mới có thể thấy hành tinh này là một chấm xanh trong ống kính.
Nguyệt thực toàn phần – 27-28/09/2015
Lần nguyệt thực thứ hai của năm này sẽ kéo dài đến 72 phút, và những nơi có thể quan sát được toàn bộ tiến trình là hầu hết châu Mỹ (trừ bờ biển Tây Bắc) và Tây Âu, Tây Phi và toàn bộ Đại Tây Dương, nơi quan sát được tốt nhất là Canada.
Mưa sao băng Taurid – tháng 10-11/2015
Mưa sao băng Taurid là một cơn mưa sao băng nhỏ với lượng sao băng khoảng 10 sao mỗi giờ. Cơn mưa sao băng này thường diễn ra từ ngày 20/10 đến 10/11 và năm nay đạt cực điểm là từ ngày 5-12/11. Trăng khuyết cuối tháng âm lịch có thể làm ảnh hưởng buổi quan sát của bạn, bạn chỉ có thể thấy được những sao băng sáng nhất.
Mưa sao băng Gemnid – 13-14/12/2015
Mưa sao băng Geminid là "vua của những cơn mưa sao băng" với lượng sao băng kỷ lục vào khoảng 120 sao mỗi giờ. Cơn mưa sao băng này thường diễn ra từ ngày 7/12 đến 16/12 và năm nay đạt cực điểm là vào 13 và 14/12. Những vệt sáng cắt ngang trời là đặc trưng của mưa sao băng Geminid.
Rơi vào thời điểm trăng non đầu tháng âm lịch, nên nếu không có biến cố thời tiết thì đây sẽ là điều kiện lý tưởng nhất để bạn quan sát trận mưa sao băng lớn nhất này.
- 22/01/15 11:35 Ngắm tranh vẽ đánh lừa thị giác khiến bạn "hoa mày chóng mặt"
- 19/01/15 15:01 Khám phá cây cầu siêu dốc ở Nhật Bản
- 16/01/15 15:12 Phụ nữ dùng mạng xã hội nhiều đỡ bị stress hơn
- 16/01/15 14:39 20 sự thật thú vị về nước Pháp
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet