Những ngày vừa qua, sau khi siêu mẫu Hà Anh chia sẻ kiến thức chuyên môn về các cuộc thi nhan sắc và chỉ rõ những điểm yếu của các đại diện Việt Nam trên đấu trường quốc tế, cô đã nhận được rất nhiều sự đồng tình, ủng hộ của khán giả ái mộ các cuộc thi nhan sắc. Những nguyên nhân mà Hà Anh chỉ ra rất đáng để những đơn vị cử đại diện thi Hoa hậu quốc tế lưu ý cũng như các chuyên gia về sắc đẹp cân nhắc sự lựa chọn của mình.
Siêu mẫu Hà Anh là người có hiểu biết sâu rộng về các cuộc thi Hoa hậu.
Đồng quan điểm với Hà Anh, Hoa hậu Thu Thủy mới đây cũng đưa ra một bài phân tích rất dài về những yếu điểm của người đẹp Việt. Nếu như Hà Anh "mổ xẻ" ở yếu tố thương mại, tri thức thì Thu Thủy thẳng thắng góp ý ở vẻ đẹp ngoại hình. Cô cũng không ngại ngần chỉ ra những ngược điểm thân thể của Trương Thị May và không ngại những luồng phản ứng trái chiều của người đọc.
Hoa hậu Thu Thủy góp ý về tiêu chí lựa chọn Hoa hậu.
Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm của riêng Hoa hậu Thu Thủy, có thể chưa hoàn toàn đúng với thực tế, như lời siêu mẫu Thúy Hạnh nói: "Cũng tùy thôi, số đo và hình thể tuy quan trọng nhưng không phải là tất cả để đánh giá có giải thưởng hay không, cũng nhiều em Châu Á vào giải cao mà vẫn lưng dài chân ngắn đấy". Tuy nhiên những chia sẻ của Hoa hậu Việt Nam năm 1996 cũng rất đáng tham khảo:
Nhân mấy ngày ở nhà kiêng ra gió, mình có lướt mạng xem tình hình showbiz nước nhà, đọc được bài của em Hà Anh phân tích vì sao các người đẹp Việt Nam tham gia các cuộc thi sắc đẹp quốc tế chưa bao giờ được giải cao, hoặc nếu có thì cũng khá khiên cưỡng, vớt vát không được tâm phục khẩu phục lắm kể cả đối với công chúng nước nhà. Khá thú vị và chính xác. Mình bổ sung thêm và sắp xếp lại các ý tứ lại cho mọi người cùng tham khảo.
Hoa hậu Thu Thủy năm 1996.
Với tư cách, thứ nhất là một người đã từng chiến thắng trong một cuộc thi sắc đẹp, thứ hai, đã đôi ba lần ngồi ghế giám khảo trong một vài cuộc thi cấp quốc gia có uy tín, thứ ba, có chút ít bỏ công nghiên cứu về truyền thông, hình ảnh cá nhân và các tâm lý xã hội nói chung đối với cái gọi là public figure, thứ tư từ kinh nghiệm rút ra sau những chuyến xuất ngoại với tư cách là Miss Vietnam, tất nhiên chưa tham gia cuộc thi nào bên ngoài, nhưng tối thiểu thì cũng hiểu là một người đại diện thì sẽ ra sao, theo mình lý do chúng ta chưa đạt được với chuẩn chung của quốc tế ở những điểm sau:
Điều này Hà Anh cũng đã nhắc tới, đó là gương mặt và hình thể của các thí sinh Việt Nam chưa đạt so với quan niệm về “cái đẹp” của quốc tế. Mình xin phân tích thêm trên khía cạnh nhân trắc học một tý (múa rìu qua mắt thợ, có gì sai các bác cứ tận tình chỉ bảo).
Về khuôn mặt, xưa nay người Việt mình oánh giá một cô gái đẹp thường chỉ dựa trên nét (miệng cười tươi, mắt bồ câu, lông mày lá liễu…) hoặc trên vẻ (cô ấy dịu dàng, cô ấy đoan trang, cô ấy phúc hậu…) đại khái là nhìn thì sướng mắt, nhưng để mổ xẻ ra, để chỉ mặt gọi tên thế nào được coi là chuẩn đẹp thì hình như đại đa số khá mơ hồ và cảm tính.
Một gương mặt được coi là đẹp đúng chuẩn mực không thể chỉ dựa trên nét mà phải dựa trên cấu trúc chuẩn. Có nghĩa là các tỷ lệ mắt mũi mồm miệng, gò má, trán phải được trên dưới, ra vào phải trái đúng chỗ đúng cách. Người Châu Á nói chung hay người Việt Nam nói riêng về khuôn mặt thì bị mấy lỗi sau: mặt quá flat, nhìn chính diện thì rất đẹp (nhưng chỉ cần hơi xoay nghiêng đi thì có vấn đề ngay), trán và cấu trúc xương sọ không chuẩn (theo mình hiểu thì cấu trúc chuẩn là cấu trúc hình quả trứng) rồi tỷ lệ giữa mũi và hốc mắt, tỷ lệ xương gò má, hàm dưới, hàm trên và cằm… đại khái vậy. Tất nhiên là không phải vô cớ các người đẹp Châu Á đang phát rồ lên vì độn cằm V-line và tạo hình mũi S-line đâu. Cái này liên quan đến chuẩn mực đẹp về mặt cấu trúc.
Tân Hoa hậu Hoàn vũ 2013 diện bikini triệu đô.
Về hình thể, mình thấy khá buồn cười khi nhiều người cứ xuýt xoa em này em kia phải cao thế cao thế thì mới đi thi quốc tế dược. Không phải vô căn cứ khi Hà Anh khẳng định tiêu chí chấm hình thể đẹp của Miss Universe trùng với tiêu chí lựa chọn của Victoria Secret Angels. Tức là vẻ đẹp hình thể đó phải commercial (có tính thương mại cao) để người đoạt giải sau này còn đi quảng bá cho các thương hiệu và cho chính cuộc thi. Và nếu xét về các tiêu chí hình thể này thì Việt Nam ta còn khướt mới đạt được.
Vẻ đẹp của các thiên thần là vẻ đẹp của nhục cảm, một thứ vẻ đẹp lôi cuốn được cả đàn ông và đàn bà chứ hông phải chỉ được các bà các chị ngồi trước TV gật gật khen con này đẹp nhưng quay sang chồng ngồi cạnh thì ngáp ruồi bĩu môi.
Và sau đây là một số các chỉ số nhân trắc học cho thấy về hình thể nói chung người Việt Nam khó có thể đạt được các chuẩn quốc tế. Trừ khi có đột biến gen hoặc biết đâu vài chục năm nữa quan niệm thẩm mỹ của thế giới dịch chuyển sang Châu Á.
Các Hoa hậu Việt Nam thường gặp yếu điểm về ngoại hình.
- Người Việt mình có tỷ lệ đầu to hơn bình thường (các bác nào học vẽ hay phải vẽ mẫu khoả thân chắc nắm cái này rõ hơn em).
- Xương hông hẹp (để ý ảnh em May trong trang phục áo tắm ở cuộc thi vừa rồi sẽ thấy).
- Mông thấp và tụt (cái này phải chụp nghiêng mới thấy được).
- Lóng đùi ngắn và thô (kể cả chân có dài đến mấy).
- Tỉ lệ chân ngắn (tỉ lệ chân ở đây là chỉ số skelie) tức là tỉ lệ dài chân so với dài mông, hạ eo, vòng eo, vòng mông và chiều cao cơ thể chứ không phải là lấy thước dây đo thẳng thừng từ rốn đến gót chân rồi bảo chân tớ dài quá mét mốt đâu.
Nói chung là chuyện tỉ lệ (proportion), mà cái này thì bắt nguồn từ toán học, bác nào có tí tìm hiểu thì đều đã biết kim tự tháp Ai Cập sở dĩ nó đứng được trên sa mạc lâu như thế là vì được xây dựng theo "tỉ lệ vàng". Nếu ngại đọc sách khoa học các bác có thể đọc truyện của anh Frédéric Beigbeder. Anh ấy cũng là nhà văn từng tán gái bằng câu: "Em có cấu trúc xương thật là tuyệt", trong "Tình yêu kéo dài ba năm" thì phải.
Hoa hậu Venezuela với thân hình hoàn hảo.
Thêm một cái nữa là kể cả khi tất cả các tỉ lệ có vẻ gần đạt rồi, tức là các con số chỉ số là như vậy, nhưng khi đặt lên khung thì cũng phải co kéo sao cho nuột chứ không thể thô thô kiểu xếp hình chồng lên ấn vào được.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet