Túi Chanel
Giám đốc điều hành của một thương hiệu thời trang cao cấp chỉ thực sự thành công khi biết cách biến những sản phẩm của mình trở thành nỗi khát khao. Tức là, chúng không được mua dễ dàng trên thị trường mà khách hàng phải ghi vào danh sách chờ mới có thể sở hữu được chúng. Điều này để đạt được không hề dễ dàng. Một loạt các thương hiệu cỡ trung như Coach, Michael Kors hay Tory Burch buộc phải giảm giá sản phẩm của họ, hay như trường hợp CEO cũ của Mulberry gặp rắc rối khi doanh thu sụt giảm nghiêm trọng khi bất ngờ tăng giá bán túi.
Tuy nhiên, một số thương hiệu cao cấp vẫn chứng minh được quyền lực của mình bằng cách kết hợp giữa các chiêu marketing, thiết kế cổ điển sang trọng và có những cách hạn chế số lượng. Điều này khiến giá trị của chiếc túi xách được nâng cao trong mắt khách hàng và chúng trở thành những món thời trang trường tồn cùng thời gian, không bao giờ lỗi mốt, thậm chí càng để lâu càng sinh lời khi bán lại.
Không có nhiều mẫu túi được xem là “món đầu tư sinh lời”. Chúng hầu hết đều rất đắt nhưng thực sự xắt ra miếng chẳng hạn như túi Chanel cổ điện, túi Goyard hay túi Hermes Kelly hay Birkin. Sau khi mua, chủ nhân của những kiểu túi này có thể rao bán trên những trang web chuyên về hàng hiệu ký gửi như The Real Real, Tradesy hay Poshmark, đều có thể được giá tương đương lúc mua hoặc có khi còn cao hơn.
Túi Chanel càng để lâu càng sinh lời
Sở dĩ có điều này bởi chúng hầu hết đều rất khó để mua theo cách thông thường. Chẳng hạn như túi Hermes Kelly hay Birkin, khách hàng bình thường phải ghi vào danh sách chờ có khi nhiều tháng cho tới nhiều năm. Một mánh khóe để trở thành chủ sở hữu của túi Hermes đó là mỗi tháng đều phải sắm 1 món như đồng hồ, khăn hay móc khóa để trở thành khách hàng thân thiết của thương hiệu. Sau nhiều lần như thế họ, họ mới có thể được trở thành khách hàng thân thiết, được ưu ái mua sớm.
Trên các trang web về hàng hiệu ký gửi, dòng túi cổ điển của Chanel, Goyard, Hermes luôn đảm bảo được giá trị, trong khi đó nhiều dòng túi của thương hiệu khác thường tụt giá nhất nhanh sau khi hết mốt.
Đại diện của trang ký gửi hàng hiệu hàng đầu nước Mỹ khẳng định túi của Chanel, Goyard, Hermes là những thứ giữ giá tốt nhất, vì lý do khó mua, cổ điển, sản xuất giới hạn. Chủ nhân của chúng thậm chí còn bán được giá cao hơn giá lúc mua.
Vic dùng túi Hermes
Theo một nghiên cứu mới nhất của Baghunter, túi cổ điển của Chanel đã có giá trị tăng 70% chỉ sau 5 năm. Sự nhảy vọt về giá trị này còn cao hơn nhiều so với tăng trưởng tại thị trường chứng khoán và thị trường nhà đất (Tại các nước phương Tây).
Theo nghiên cứu của Bag Hunter, chiếc túi nổi tiếng Chanel Medium Classic Flap ra đời vào năm 1955. Khi đó nó chỉ có giá 220 USD. Cho tới năm 1990, chiếc túi có giá 1150 USD. Và hiện tại, năm 2016, giá trị của nó gấp 4 lần, lên tới 4900 USD.
Tổng hợp lại, túi Chanel cổ điển có giá trị tăng 72% từ năm 2010 cho tới năm 2015, vượt xa giá trị tăng trưởng của thị trường nhà đất. (Giá nhà đất ở Mỹ tăng 8,1% hay thị trường chứng khoáng 13%). Điều này chứng minh nếu bạn sở hữu một kho túi Chanel cũng ngang với sở hữu một mỏ vàng, là món đầu tư đúng đắn.
Theo trang ký gửi lớn nhất thế giới The RealReal thì ngoài các nhãn túi trên thì túi Louis Vuitton cũng không bị mất giá quá nhiều. Một chiếc túi Louis Vuitton Neverfull khi bán lại có thể được 84% so với giá mua. Thực tế, khi bán lại được trên 70% giá mua thì sản phẩm đó đã được đánh giá là món đầu tư có lời bởi trừ đi khấu hao sử dụng của chủ nhân chiếc túi.
Dưới đây là 5 kiểu túi cổ điển được đánh giá là “quán quân sinh lời” trong thế giới túi xách hàng hiệu:
Túi Chanel Boy
Giá mua ban đầu: 4300 – 4700 USD
Giá bán lại: 3000 – 5000 tùy theo độ mới, cũ, hiếm
Túi Hermes Birkin
Giá mua ban đầu: 12000 – 200000 USD
Giá bán lại: 6000 – 300000 USD
Túi Chanel 2.55
Giá mua ban đầu: 4900 – 6000 USD
Giá bán lại: 1400 – 6000 USD
Túi Goyard dáng tote (dáng to)
Giá mua ban đầu: 1300 – 1600 USD
Giá bán lại: 600 – 1600 USD
Túi Louis Vuitton Neverfull
Giá mua ban đầu:1200 – 2100 USD
Giá bán lại: 1000 – 3000 USD
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet