1. Nước tiểu
Không nên xem thường khi đi tiểu ra máu. (Ảnh: Internet)
Máu hòa lẫn trong nước tiểu có thể xuất phát từ thận, ống dẫn tiểu, bàng quang hay ống tiểu. Nước tiểu có thể có màu hồng, đỏ, đỏ nâu hay màu đậm như nước trà, tùy vào từng trường hợp nặng nhẹ. Cũng có một số trường hợp đi tiểu ra máu nhưng mắt thường không nhận ra, chỉ biết được khi kiểm tra mẫu nước tiểu qua kính hiển vi.
Nếu đi tiểu ra máu, có thể bạn đã bị nhiễm trùng, sỏi ở thận hay bàng quang, u xơ hay dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, bị chấn thương ở thận vì tai nạn hay chơi thể thao. Cũng có thể nguyên nhân là do bạn dùng một số loại thuốc như aspirin hay penicillin.
2. Phân
Đi ngoài ra máu có thể là do ăn thiếu chất xơ nên bị táo bón. (Ảnh: Internet)
Nếu đi ngoài ra máu chứng tỏ bạn bị chảy máu bên trong đường tiêu hóa, bị viêm ruột kết, chảy máu đại tràng, loét dạ dày, trĩ. Thậm chí bị rách hay xước trong thực quản cũng khiến chảy máu.
Có trường hợp đi ngoài ra máu là do rách hay xước ở thành hậu môn do phân quá to và cứng. Trong trường hợp này bạn nên ăn đầy đủ chất xơ để việc đi ngoài được dễ dàng hơn.
3. Sữa mẹ
Hiện tượng sữa mẹ lẫn máu có thể hết trong vòng 1 tuần sau sinh. (Ảnh: Internet)
Đây là hiện tượng khá phổ biến ở các bà mẹ cho con phú. Máu từ trong cơ thể mẹ tiết ra theo đường sữa và chỉ được phát hiện khi thấy có màu đỏ bất thường khi vắt sữa vào chai, thấy máu trong miệng bé sau khi bú hoặc trong phân của bé. Bé sẽ không bị ảnh hưởng gì vì máu sẽ đi theo đường tiêu hóa của bé và ra ngoài.
Nguyên nhân có thể là do đầu ti mẹ bị rách hay sưng, bị ứ mạch máu sau khi sinh do máu dồn vào bầu ngực quá nhiều và sẽ tự động khỏi sau khi sinh khoảng một tuần, bị vỡ mao mạch do vắt sữa mạnh tay hoặc do dùng dụng cụ hút sữa sai cách. Cũng có thể nguyên nhân là do u nhú ống dẫn sữa, tuy nhiên đây chỉ là u lành tính, không gây ung thư.
4. Dịch mũi
Dị ứng là một trong những nguyên nhân gây chảy máu mũi. (Ảnh: Internet)
Nếu sau khi xì mũi mà thấy có máu lẫn trong nước mũi, nguyên nhân có thể là do trước đó bạn đã ngoáy mũi khiến niêm mạc bị tổn thương và chảy máu. Nếu máu hòa lẫn với vảy mũi thì bạn đã bị nhiễm trùng mạch máu mũi.
Dị ứng với phấn hoa hay lông thú cũng là một nguyên nhân gây chảy máu mũi. Không khí khô hanh và nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng khiến các lớp mô trong mũi bị khô và nứt, gây chảy máu, cần thường xuyên dùng dung dịch nhỏ mũi để giải quyết vấn đề.
Ngoài ra chảy máu mũi còn là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm như viêm cuống phổi, lao hay tắc động mạch phổi. Cần đi bác sĩ nếu thấy thường xuyên chảy máu mũi.
5. Chất nôn ói
Cần đi khám bác sĩ nếu nôn ra máu. (Ảnh: Internet)
Nếu bị nôn ói mà thấy trong đó có lẫn máu, có thể là do bạn vô tình nuốt phải máu từ chấn thương nào đó ở miệng hoặc chảy máu mũi, hoặc do bị trầy xước thực quản vì ho lâu ngày. Loét, viêm dạ dày hay viêm tuyến tụy cũng là một nguyên nhân. Ngoài ra nôn ra máu còn là tác dụng phụ của một số loại thuốc như ibuprofen hay aspirin.
Nặng hơn có thể do viêm gan hoặc xơ gan, viêm loét dạ dày, ung thư thực quản hay ung thư tuyến tụy. Trường hợp nặng cần đi khám bác sĩ.
Trẻ nhỏ cũng có thể bị nôn ra máu nếu nuốt phải vật lạ hoặc do bú sữa mẹ có lẫn máu.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet