Nội dung
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, bệnh nhân vào viện cấp cứu đêm 3/6 trong tình trạng sốt cao, đau đầu, đi ngoài phân lỏng, trên da xuất hiện nhiều mảng xuất huyết, hoại tử, suy đa phủ tạng. Trước đó, anh được người nhà đưa vào Bệnh viện huyện Mỹ Đức, chẩn đoán sốc nhiễm trùng nghi do liên cầu lợn.
Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích cực, lọc máu, cho bệnh nhân thở máy, tiên lượng bệnh nhân vẫn rất nặng. Bệnh nhân làm nghề bán thịt lợn nên thường xuyên ăn tiết canh.
Một bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn khác cũng đang nằm cấp cứu tại khoa là người đàn ông 52 tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội. Đã điều trị tích cực hơn nửa tháng, hiện bệnh nhân vẫn còn trong tình trạng sốc nhiễm trùng hôn mê, phải thở máy. Bệnh nhân nghiện rượu, thường xuyên ăn lòng lợn tiết canh.
Hà nội 2 người nguy kịch vì ăn tiết canh lòng lợn
 
Trong tháng 5, bệnh viện cũng tiếp nhận 3-4 trường hợp khác bị viêm màng não mủ do liên cầu lợn. Đã có nhiều khuyến cáo về bệnh liên cầu khuẩn do ăn tiết canh nhưng nhiều người vẫn chủ quan. Một phần họ cho rằng 'ăn suốt bao nhiêu năm nay có làm sao đâu', có người nghĩ 'ăn tiết canh, uống rượu chất cồn sẽ diệt hết vi khuẩn'.
Theo bác sĩ Cấp, những người chưa mắc bệnh này thì chủ quan, nhưng khi đã nhiễm mới biết nguy hiểm như thế nào, thường sợ không dám động vào bát tiết canh. Bệnh lây từ lợn sang người gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mắc mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp mắc ngay từ đầu đã nặng. Bệnh có thể gây tử vong nếu điều trị muộn. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.
Ngoài ra, bệnh nhân tử vong là do nhiễm độc tố vi khuẩn, gây hiện tượng sốc. Có bệnh nhân chỉ qua 3 ngày đã bị sốc nhiễm khuẩn, có người phải 10 ngày mới diễn biến nặng, tùy vào cơ địa của từng người. Người từng nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể mắc lại.
Vi khuẩn gây bệnh liên cầu cư trú trong đường hô hấp, đường tiêu hóa... của lợn. Vì thế để phòng bệnh, người dân cần nâng cao ý thức bằng cách không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý sản phẩm sống từ lợn với tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch sau khi chế biến.
Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy thì nên có các phương tiện phòng hộ.
Thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ từ vài giờ đến 3 ngày. Khi sốt cao (40-41oC), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ..., có thể khó thở, người dân nên đến bệnh viện sớm, tránh nguy cơ tử vong.
Theo Nam Phương/News.zing.vn

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm