Lệnh cấm nhập cảnh của tân Tổng thống Mỹ đã lan truyền rộng khắp và có sức ảnh hưởng lớn tới cư dân Mỹ và các nước liên quan. Cụ thể, mệnh lệnh hành pháp nước này cấm mọi công dân có quốc tịch Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen (7 quốc gia Hồi giáo) nhập cư vào Mỹ trong 3 tháng tới. Động thái này đã gây ra rất nhiều tranh cãi.
Lệnh cấm nhập cư đã gây ảnh hưởng lớn tới nền công nghệ của Mỹ.
Giám đốc điều hành (CEO) của các hãng công nghệ lớn tại Mỹ cũng mạnh dạn lên tiếng chống lại lệnh cấm nhập cư. Trong thông điệp dài gửi tới Tổng thống của ông Satya Nadella – CEO của Microsoft có đoạn: “Là một người nhập cư và hiện đang là Giám đốc điều hành, tôi nhận thấy được những tác động tích cực mà người nhập cư mang tới tập đoàn, cho quốc gia này và cho thế giới.”
Chưa hết, người sáng lập ra mạng xã hội Facebook – Mark Zuckerberg cũng cho biết cả ông và vợ đều là những người có nguồn gốc nhập cư và tị nạn, mong muốn chính quyền của tân Tổng thống sẽ sớm có một giải pháp cân đối, hợp lý hơn. Ngoài ra, người đồng sáng lập ra Google – ông Sergey Brin và CEO Google - Sundar Pichai còn tham gia cuộc biểu tình chống lại lệnh cấm nhập cư.
Hình ảnh về nhà lãnh đạo của Google tham gia cuộc biểu tình chống lại lệnh cấm nhập cư được đăng tải trên mạng xã hội Twitter.
Theo ông Pichai, khoảng 187 nhân viên của hãng bằng cách này hay cách khác cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi điều luật này. Cả Amazon, Google, Microsoft và một số thương hiệu công nghệ lớn khác đã có những đội ngũ pháp lý riêng để hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm trên.
Ứng dụng Viber đã kịp thời đưa ra biện pháp hỗ trợ các cuộc gọi miễn phí giữa Mỹ và 7 quốc gia bị ảnh hưởng thông qua tính năng gọi Viber Out.
Một số hãng công nghệ lớn có trụ sở tại bang Washington như Amazon, Microsoft và Expedia cũng tuyên bố sẽ ủng hộ vụ kiện của bang về sắc lệnh cấm nhập cư của tổng thống Donald Trump.
Trong một lá thư đề cập tới nhân viên, CEO của Apple – Tim Cook cho biết tập đoàn thấy được tầm quan trọng của việc nhập cư và không ủng hộ sắc lệnh mới. Nhiều nhân viên và gia đình của họ đã bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này.
Khi được hỏi liệu Apple có xem xét việc dùng áp lực pháp lý như các thương hiệu công nghệ khác đã làm hay không, ông Tim Cook đã trả lời: công ty chỉ muốn được “xây dựng và sản xuất”. Hiện vị Giám đốc điều hành của “Nhà Táo” đã dành cuộc họp cuối tuần của mình để thảo luận với các quan chức tại Washington về tầm quan trọng của những người nhập cư tới ngành công nghiệp công nghệ cao và nền kinh tế của đất nước.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet