Nội dung
Có thể thấy trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng xe khác nhau, nhưng nếu các bạn để ý thì gác chân sau sẽ thường sử dụng chỉ 2 chất liệu chính là nhôm hoặc cao su. Vậy ưu điểm và nhược điểm của hai loại chất liệu này là gì, đâu sẽ là lựa chọn chân ái?

Gác chân nhôm hay cao su - đâu mới là chân ái
Gác chân nhôm hay cao su - đâu mới là chân ái?

Gác chân nhôm hay cao su - đâu mới là chân ái
Gác chân nhôm hay cao su - đâu mới là chân ái
Ưu điểm gác chân cao su​
Đối với loại này thì giá thành rẻ dễ tìm mua và hầu như bất kì tiệm sửa xe hay tiệm bán phụ tùng nào cũng có để phục vụ khách hàng cần thay thế. Cộng với đó chất liệu cao su sẽ đem lại độ êm ái cho người để chân, độ run từ xe và động cơ những lúc vận hành sẽ ít truyền từ gác chân cao su lên chân nên ta sẽ không có cảm giác bị tê.
Diện tích mặt để chân của gác chân cao su cũng nhiều hơn và chống trơn trượt tốt hơn vì vậy khi đi mưa hoặc những tua đường dài phải chạy xe liên tục thì sử dụng gác chân cao su là chân ái.

Gác chân nhôm hay cao su - đâu mới là chân ái
Nhược điểm gác chân cao su​
Cái nào cũng có hai mặt của nó, đối với gác chân cao su nếu nhìn từ tổng thể cảm giác xe sẽ thiếu đi sự hoàn thiện dù rất nhỏ nhưng cũng gây khó chịu đối với những ai quá quan tâm đến ngoại hình của xe mình. Những lúc bị dơ cũng rất khó vệ sinh và độ mòn rất dễ bị thấy rõ theo thời gian.
Chất liệu cao su sử dụng lâu ngày cũng dễ bị hư biến dạng, phần cốt cố định cao su gác chân cũng được làm bằng sắt nên rất dễ bị tróc sơn. Từ hai yếu tố này cộng lại có thể làm xấu, làm cũ chiếc xe sau thời gian sử dụng gác chân cao su.

Gác chân nhôm hay cao su - đâu mới là chân ái
Ưu điểm gác chân nhôm​
Cảm giác độ hoàn thiện của xe sẽ cao hơn, chất liệu nhôm sáng bóng luôn đem lại một sự sạch sẽ sáng mới khi nhìn vào dù có qua bao nhiêu năm tháng. Chất liệu nhôm rất khó bám dơ nên vệ sinh cũng dễ
Trọng lượng gác chân cũng nhẹ hơn cao su và quan trọng nhất là nhôm thì siêu cứng không có chuyện bị biến dạng theo thời gian sử dụng. Lúc mở ra vô, gác chân phát ra âm thanh tách tách rất đã tai. Gác nhôm có nhiều dạng nhiều kiểu cho anh em lựa chọn.

Gác chân nhôm hay cao su - đâu mới là chân ái
Nhược điểm gác chân nhôm​
Ta chỉ có thể mua ở những nơi chuyên phụ tùng dành cho xe máy, những cửa hàng bình dân thì hầu như không có. Giá thành của gác chân nhôm cũng cao hơn so với chất liệu cao su, với gác nhôm thì rất cứng nên lỡ quẹt trúng chân sẽ rất đau và dễ bầm.
Bề mặt của gác chân nhôm độ bám cũng không cao, nên khi đi mưa rất dễ trơn trượt đặc biệt là những lần phải ngồi xe lâu hay xe vận hành ở tua máy cao. Gác chân sẽ có độ run nhất định gây cảm giác tê chân vô cùng khó chịu.
Gác chân nhôm hay cao su - đâu mới là chân ái

Và trên đây chính là ưu nhược điểm của hai chất liệu gác chân này, vì vậy đôi lúc không phải cứ gác chân nhôm thì mới là đẹp hoặc gác chân cao su là xe quê mùa đâu. Mà phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng xe của các bạn là gì, loại gác chân nào đem lại cảm giác thoải mái nhất cho bạn thì ta lựa chọn mà thôi.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu Honda Lead 125

Honda Lead 125 - sức hút từ sự cải tiến Động cơ nâng từ 110 lên 125 phân khối, tích hợp công nghệ tắt động cơ khi dừng quá 3 giây, nắp bình xăng tiện dụng khiến Lead thân thiện hơn dù vẫn còn nhược...

Xem thêm  

Honda 67 lạ mắt của thợ độ Việt Nam

Rũ bỏ vóc dáng hiền lành, chiếc 67 trở nên dữ dằn với mặt nạ trước, ống xả vắt cao, và nhiều trang bị hầm hố. Hầu hết các chi tiết của xe đều được làm mới theo phong cách môtô thể thao....

Xem thêm  

Chạy thử Super Dream 2013

Chạy thử Super Dream 2013: Không còn là giấc mơ đẹp Mẫu xe số "siêu giấc mơ" với động cơ 110cc vừa ra mắt của Honda Việt Nam sở hữu thiết kế lai tạp, không bắt mắt và động cơ mới cũng chưa thực...

Xem thêm  

Hình ảnh các thể loại xe đạp

Các thể loại xe đạp: Road bike Mountain bike Touring bike BMX buy Trials Ngoài ra còn một số biến thể khác như Tandem Fixed gear bike (Sài Gòn đang manh nha, hình như Hà Nôi chưa có) ...

Xem thêm