Nội dung

Thật khó để phân biệt các Blogger theo cơ cấu tổ chức vận hành của thế giới thời trang phân chia giai cấp. Gọi họ là “Fashionista” thì đánh giá quá thấp quyền lực của thời đại truyền thông, nhưng nếu cho blogger là “ fashion Insider” thì lại hơi quá mức, vì quyền lực của họ thực ra không mang tính quyết định.

Vậy, rốt cuộc fashion blogger là ai? Họ từ đâu tới và đang thay đổi bộ mặt của thời trang đương đại ra sao trong mối nhân duyên giữa nghệ thuật, thương mại và kỹ thuật số?

"Khai sinh" bằng cú click chuột

Hiểu nôm na, blogger là những người tiêu dùng sản sinh từ sự bùng nổ của internet không dây, của mạng xã hội đầy ắp thành viên và các diễn đàn chia sẻ sôi sục “comment”. Nếu bạn hơi rành internet, biết thao tác post bài đơn giản, có gout ăn mặc quái chiêu hay sành điệu, và muốn khoe cho cả thế giới thấy, thì bạn đã trở thành một blogger thời trang chính hiệu. Dù lượt view cao ngất hay thấp xủn, dù người đọc chẳng ai khác ngoài hội bạn thân ủng hộ lẫn nhau! Không thể đếm xuể có bao nhiêu trang blog thời trang ra đời trong một ngày.

Thế nhưng giữa triệu triệu người ấy, có blogger bỗng trở nên vụt sáng thật “hot” trong mắt người đọc, bởi vì họ định vị khác biệt so với số đông còn lại và biết cách tô điểm cái tôi cá nhân độc nhất vô nhị. Chẳng hạn nếu nhắc đến Bryanboy, ta sẽ thấy ngay hình ảnh anh chàng choắt người mặc blazer đính sequin, chẳng ngại ngần thử quần legging của nữ; hay Tavi Gevinson là cô búp bê lòe loẹt thích trộn đủ thứ chất liệu lên mình; Susie Lau gương mặt tròn quay thích diện váy dài và giày doctor… Thử thách lớn nhất cho các blogger ôm mộng đổi đời danh vọng chính nằm ở giọng điệu ấy, tính cách ấy, phong cách ấy, chẳng lẫn vào đâu, mở lối đi riêng và khiến khán giả nhớ tới mình vì “ta là ta chứ không thể là ai” – dẫn lời blogger nổi tiếng Rumi Neely khi cô chia sẻ bí quyết trở thành hot blogger trong lĩnh vực thời trang vốn nhiều đòi hỏi khắt khe.

Và những chiêu trò của thời trang diễn ra xung quanh nhóm hot blogger này như tung hô các ngôi sao của thời đại mới đại diện cho giới trẻ thành thị nhạy bén tiếp cận xu hướng, phổ cập nhận định thẩm mỹ cho đại bộ phận thanh niên đang ngày càng háu đói nhu cầu ăn ngon mặc đẹp.

Bỗng chốc, xã hội thời trang phải cơi nới diện tích để đón nhận một cư dân mới, kéo theo luồng tư tưởng và những biến động không lường trước cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực.

Fashion blogger kẻ truyền bá quan trọng

Fashion blogger kẻ truyền bá quan trọng

Fashions blogger góp phần giúp diện mạo thời trang đường phố đẹp hơn

Blogger là người nổi tiếng

Hàng loạt ống kính chĩa vào và chớp nháy liên tục khiến người đi đường cứ ngõ Bryanboy phải là một ngôi sao Hollywood hạng A đang tranh thủ quảng bá tác phẩm mới. Điều đó đúng ở một khía cạnh nào đó, vì Bryanboy không đại diện cho bất kỳ hãng phim nào, anh quảng cáo chính phong cách thời trang của mình trên các sàn diễn đường phố kề cận tuần lễ thời trang, nơi streetstyle thậm chí còn lấn lướt BST chính thống của các thương hiệu lớn. Việc sở hữu trang blog riêng đạt đến cả trăm ngàn lượt view mỗi ngày khiến các hãng thời trang dúi vào tay Bryanboy tấm vé thương gia bay thẳng đến hàng ghế đầu của các show diễn đẳng cấp, ở đó anh được phép “pose” hình cùng các ngôi sao thực sự, ghé thăm hậu trường, chụp vài tấm ảnh runway và đăng thành tin nóng trong ngày.

Bryanboy, tuổi đời không trẻ như bề ngoài của anh và xuất thân từ Manila, Philippines, mang chút ảnh hưởng Âu Mỹ. Anh có mặt trên từng thước vuông của thời trang cao cấp quốc tế, đến độ Marc Jacobs đặt tên anh cho một dòng túi xách theo ký hiệu BB (viết tắt cho Bryanboy). Anh còn chuẩn bị xuất hiện trong chương trình American’s Next Top Model mùa mới, với tư cách giám khảo thành viên và được hãng Creative Artist Agency xếp vào hàng ngũ “những nhân vật media có tầm ảnh hưởng rộng nhất thế giới”.

Trước Bryanboy, cô bé Tavi Gevinson mới 12 tuổi đã làm cả làng mốt ngạc nhiên khôn xiết vì trình độ tạo mẫu có đẳng cấp không thua kém bất kỳ một biên tập viên thời trang chuyên nghiệp nào. Tavi khiến người ta bối rối, không biết gọi cô là “hiện tượng nổi tiếng nhất thời” hay ngôi sao thời trang thực sự. Vì chưa có một blogger nào vừa vinh dự xuất hiện trên trang bìa của tạp chí thời trang POP, vừa được BBC và CBS thực hiện phim tài liệu như Tavi. Sinh năm 1996, giờ đây Tavi từ chối lời mời làm việc chính thức tại các tạp chí hàng đầu, để toàn tâm toàn ý đảm nhiệm “editor-in-chief” cho tạp chí online riêng mang tên Rookie.

Đi kèm với hào quang, danh vọng như của một người nổi tiếng thật sự, hot blogger thời trang còn kiếm bộn tài sản nhờ vào các hợp đồng cộng tác giá trị và biến blog trở thành công ăn việc làm chân chính. Elin Kling từ Thụy Điển hợp tác với hãng thời trang khổng lồ H&M trình làng BST riêng bày bán tại các cửa hàng toàn quốc; Dianel Saynt, chủ trang blog Fashion Idie vừa nhậm chức Giám đốc Marketing cho thương hiệu Rebecca Minkoff, là những ví dụ thành công điển hình.

Nói như lời Rumi Neely, “không cần Paris, New York hay Milan, chúng tôi được chào đón khắp nơi trên thế giới. Thật khó mà tin được!”.

Fashion blogger kẻ truyền bá quan trọng

Blogger Bryanboy

Sự chống đối từ phe cầm quyền

Khó tin cũng là cảm giác của các nhân vật thời trang kỳ cựu hàng đầu khi nghe đến sự tồn tại của một thế giới thời trang “số hóa”, dẫn đầu bởi những blogger trẻ tuổi. Một số người ủng hộ ngay tức khắc và coi blogger là bạn xã giao tay bắt mặt mừng khi gặp nhau tại các show diễn lớn. Tuy nhiên, phe chống đối ngày càng gay gắt và đưa ra những lý lẽ quy tội không dễ gì phản biện.

Đã có dạo thế giới blog sôi sục vì những lời chỉ trích thẳng thừng của Franza Sozzani, Tổng biên tập tạp chí giấy Vogue Italia quyền lực. “Bạn gọi những kẻ chỉ thích khoe mẽ mình đang mặc đồ gì trên người là thế hệ thời trang mới sao? Không, thời trang không nông cạn như thế, đối với tôi, blogger chẳng khác gì hơn đàn thiêu thân mải mê bay tới danh vọng và tiêu tan sau một đêm”. Lập tức dấy lên làn sóng tranh luận khắp thế giới thời trang với không ít những nhân vật tiếng tăm cùng nhảy vào góp lời. Karl Lagerfeld đơn giản kết luận: “Tôi không quan tâm đến họ”. NTK Stefano Pilati băn khoăn: “Đôi lúc tôi cảm thấy sợ, vì bây giờ nằm trên giường tại nhà, người ta cũng có thể đánh giá thời trang”.

Đó chỉ là số ít trong rất nhiều những quan điểm không đồng tình, mà bản thân chúng đã thể hiện rõ sự mâu thuẫn, khi thế giới thời trang vừa yêu vừa ghét sự hội nhập của cuộc sống mạng xã hội. Ta có thể cho rằng Fanca, Karl hay Stefano là những “ông lão, bà lão” bảo thủ không theo kịp cuộc chơi của đám trẻ. Thế nhưng lời chống đối phát ra từ bản thân chính những gương mặt nổi tiếng trong giới blogger lại tiếp lửa cho cuộc chiến dài kỳ. Không ai không biết tới Scott Schuman của trang blog đình đám The Sartorialist chuyên ghi lại khoảnh khắc streetstyle tuyệt đẹp. Vậy mà anh tâm sự rằng anh ghét những cô nàng hay chàng trai lập trình như cái máy để tự chụp hình quần áo của mình và tưởng rằng đấy là “style”. Phong cách thời trang vốn là một năng khiếu bẩm sinh tự phát, chứ không phải trào lưu gồng gánh đua đòi cho bằng được với bạn bè khắp năm châu.

Cây bút phê bình sắc sảo Cathy Horyn, sở hữu trang blog riêng trực thuộc tờ New York Times, đăng bài xã luận bàn về tính chính thống của các blog cá nhân đang đi sai đường tiếp cận thời trang. Câu nói của bà hẳn phải làm nhiều người suy nghĩ: “Ngày trước, tôi đam mê thời trang và tìm mọi cách chen chân vào show diễn để hiểu thông điệp của BST. Ngày nay, người ta ngồi qua màn hình và tự cho mình là kẻ sành thời trang!”. Rốt cuộc, blogger đúng hay sai, luận tội hay kể công?

Fashion blogger kẻ truyền bá quan trọng Fashion blogger kẻ truyền bá quan trọng

Fashion blogger kẻ truyền bá quan trọng

Có rất nhiều tranh luận đã diễn ra, nhưng các fashion blogger vẫn khẳng định được giá trị của họ

Hãy là một blogger có “đạo đức”

Bảo thủ và cách tân vốn dĩ không bao giờ có thể sát nhập làm một, thế nên kết cục tốt đẹp nhất cho cả hai trường phái ấy nằm ở sự hòa giải. Tạm chia xã hội thời trang thành hai tầng lớp: những người làm thời trang và những người phát tán thời trang – người này không thể sống thiếu người kia và ngược lại. Nếu không có các blogger, thì thời trang còn rất lâu mới có thể tiếp cận và chiếm được trái tim của khán giả tiêu dùng.

Blogger đóng vai trò vừa là fan hâm mộ, vừa là kẻ truyền bá. Trước sự ra đời của nhóm giai cấp này, sản phẩm thời trang chỉ im ỉm nằm trong các gian hàng sang trọng ít người biết đến, thi thoảng mặc trên người các ngôi sao nổi tiếng và vẫn là một thứ khái niệm quá cao siêu ngoài tầm với. Blogger đem đến cho chiếc giày, chiếc váy, chiếc túi xách một cuộc sống mới sinh động gần gũi. Trên những ô vỉa hè lát gạch dọc theo con phố nô nức chuyện trò hay chuyến du hành xa khám phá nhiều điều mới mẻ, đó là cuộc sống thực của thời trang dù cao cấp hay bình dân, đắt tiền hay sưu tầm ngoài chợ trời flea market.

Sự lan truyền theo hiệu ứng domino này biến các blogger trở thành công cụ PR đắc lực cho các hãng thời trang đang mong muốn tăng nhanh doanh số bán hàng và lợi nhuận. Đặc điểm của kênh truyền thông blogger là hiệu quả cực cao với chi phí cực thấp, nếu không nói là miễn phí trong rất nhiều trường hợp. Thế nên liệu chanel , Louis Vuiton, Prada… có thực sự yêu thích phong cách của Bryanboy, Susie Lau hay không chưa thể khẳng định, nhưng việc họ ngồi đấy và post hình đảm bảo cho các nhà thời trang này lan rộng cánh tay ra khắp thế giới và nâng tầm ảnh hưởng trong giới tín đồ sùng bái.

Hưởng lợi từ blogger, nhưng thời trang cũng điêu đứng vì blogger. Việc sinh sôi nảy nở như nấm mọc sau mưa của các trang blog đem đến sự nhiễu loạn thông tin không thể kiểm soát: có bao nhiêu trong số ấy là người đam mê thực sự với tài năng và tầm hiểu biết, và bao nhiêu trong số còn lại là kẻ học đòi “a-dua” truyền đạt đi nhận định non nớt kệch cỡm về thời trang. Không thể trách các NTK thực sự sợ hãi blogger, vì hơn tất cả, họ đang bảo vệ giá trị nghệ thuật cốt lõi của thời trang khỏi áp lực dư luận xã hội ngày càng bành trướng và thiếu công tâm phân minh. Không gian số khuyến khích quyền tự do dân chủ của blogger, nhưng nếu quyền hành ấy gom về tay những kẻ dẫn đầu thiếu sáng suốt và chưa đủ khả năng cân đo giá trị của thời trang, thì chẳng khác nào dung túng cho sự nhiễu loạn thông tin trên diện rộng, đè chết quy trình sáng tạo nghệ thuật giúp định hình quan niệm thẩm mỹ cho thế giới.

Tất cả mớ phức tạp luẩn quẩn rồi sẽ dẹp yên khi thời trang và blogger học cách sống chung với nhau trong tương quan cùng tồn tại và phát triển. Phần các blogger, hãy làm theo lời của Cathy Horyn: trở thành một blogger có “đạo đức”. Đừng nghĩ cao siêu. Đạo đức là lương tâm, lương tâm để phân định đúng hay sai, đẹp hay xấu và để tôn vinh thời trang thực sự đúng “chất”.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục