Nội dung
Thông thường, con người có xu hướng ghét bỏ các cỗ máy mô phỏng hành vi hay hình dáng một cách khô khan, thiếu tinh tế. Tuy vậy, giới khoa học không vì thế mà dừng nỗ lực tìm kiếm các công nghệ giúp máy móc có khả năng phản hồi lại các yêu cầu của chúng ta một cách “người” hơn. Dự án emospark là một trong những ví dụ điển hình cho điều này, với dự định tích hợp một dạng trí tuệ nhân tạo thu gọn với khả năng đánh giá và phản ứng với cảm xúc của con người vào một khối lập phương có kích thước siêu nhỏ đủ để nằm gọn trong lòng bàn tay của người dùng - tương tự như chiếc máy tính "Jarvis" trong series phim Ironman.

Emospark - dự án trí tuệ nhân tạo trong tương lai


Theo như thiết kế hiện nay, khối EmoSpark có kích thước chỉ vào khoảng 8.9cm mỗi chiều. Tham vọng của nhà sang chế Patrick Rosenthal – tác giả của EmoSpark – là cung cấp cho khối lập phương này không chỉ khả năng nhận diện con người, mà cả những cảm xúc tại mọi thời điểm của họ. Việc này được thực hiện bằng cách ứng dụng công nghệ theo dõi khuôn mặt (face-tracking) truyền thống và một bộ phân tích được Rosenthal phát triển riêng cho việc kết luận cảm xúc từ các dữ liệu thu được. Trên lý thuyết, chỉ cần chụp được dữ liệu khuôn mặt của người dùng tại một thời điểm bất kì, EmoSpark sẽ có khả năng phân tích và phân loại một số loại cảm xúc cơ bản, rõ ràng nhất.

Emospark - dự án trí tuệ nhân tạo trong tương lai

Thực tế cơ chế này không hề mới. Nếu ta nhìn nhận cơ thể con người như một cỗ máy sinh học , thì bộ xử lí trung tâm – hay bộ não con người đã được lập trình sẵn để sử dụng các kinh nghiệm sẵn có vào việc phân tích các chi tiết về hình ảnh, giọng nói…của người khác, từ đó phần nào đánh giá được tâm trạng của họ. Tuy nhiên đối với máy tính điện tử, việc tìm ra được dữ liệu nào có thể dùng để phân tích trong số vô vàn các biểu hiện của một cá nhân tại một thời điểm đòi hỏi rất nhiều công sức – của cả người thiết kế thuật toán lẫn phần cứng chịu trách nhiệm thực thi thuật toán đó. Rosenthal cho biết thành phần cốt lõi cho phép EmoSpark nhận diện dữ liệu cảm xúc của con người là một con chip được thiết kế chuyên biệt mang tên Emotion Processing Unit (EPU – tạm dịch: bộ xử lí cảm xúc). Ngoài hình ảnh gương mặt, người dùng sẽ có thể tương tác với khối lập phương bằng nhiều con đường khác như bằng giọng nói hay chữ viết/tin nhắn từ smartphone, tablet hay PC/laptop. Việc thu thập các dữ liệu này sẽ giúp EmoSpark xây dựng được một bộ Emotion Profile Graph (EPG – tạm dịch: sơ đồ tiểu sử cảm xúc) của mỗi cá nhân, khiến cho mỗi khối EmoSpark của mỗi người dùng trở nên độc nhất. Kết hợp với công nghệ theo dõi khuôn mặt, khối lập phương thông minh này sẽ phần nào dự đoán được tâm trạng của chủ nhân.

Emospark - dự án trí tuệ nhân tạo trong tương lai
Emospark - dự án trí tuệ nhân tạo trong tương lai

Gỉa sử EmoSpark có thể dự đoán chính xác tâm trạng của người sở hữu, nhiều chuyên gia đặt câu hỏi ta có thể làm được những gì với thông tin này? Ở thời điểm hiện tại thì quả thực số lượng ứng dụng có thể tận dụng thông tin này chưa nhiều. Khi “hiểu” hơn về mỗi người sử dụng, khối trí tuệ nhân tạo này hiện có thể thực hiện các tác vụ như đề xuất các bài hát, video hoặc một vài nội dung số khác trên Youtube và Facebook phù hợp với tâm trạng. Dĩ nhiên sau này khi khả năng phân tích đã được nâng cấp lên tầm cao hơn, người ta có thể kết nối nó với các ứng dụng như Cleverbot (hay để dễ liên tưởng : cơ sở dữ liệu của Siri) để phản hồi bằng lời nói với từng trạng thái của người dùng. Dĩ nhiên bản thân EmoSpark cũng sẽ có sẵn một bộ API cho phép các lập trình viên truy cập vào biểu đồ cảm xúc EPG để tận dụng các thông tin cần thiết.

Emospark - dự án trí tuệ nhân tạo trong tương lai

Như đã đề cập, EPU là một vi xử lí được thiết kế riêng hoạt động với xung nhịp 20MHz. Ngoài ra bên trong EmoSpark còn cần thêm 1 CPU 1.8GHz, 2GB RAM và một anten WiFi tích hợp. Một giao diện hiển thị trạng thái làm việc của khối lập phương cũng được phát triển sẵn cho Android, giúp các lập trình viên muốn sử dụng dữ liệu từ ECG cho ứng dụng của mình dễ dàng làm quen với sản phẩm mới này hơn.
Dự án EmoSpark hiện đang được gây quỹ tại Indiegogo và cần 100.000$ cho giai đoạn hoàn thiện và sản xuất đại trà. Dự kiến các phiên bản đầu tiên sẽ được đưa đến tay những người gây quỹ vào khoảng tháng 5 năm nay.
Theo ExtremeTech​

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Iphone 6 đẹp mê hồn.

Một bản concept mới về chiếc điện thoại thông minh iPhone 6 đầu tiên với giao diện iOS 7 được thiết kế bởi ADR Studio. ​ Về thiết kế, mẫu iPhone 6 concept đã có chút thay đổi khi nút Home đã được...

Xem thêm  

Top smartphone giá tầm 3 triệu trong tuần

Nhu cầu sử dụng smartphone ngày càng lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tậu được những siêu phẩm như HTC One hay Galaxy S4. Trên thị trường vẫn có những dòng máy có cấu hình tương đối và mức...

Xem thêm  

Sản phẩm mới dành cho dân phượt

Thiết kế nhỏ gọn thời trang và tích hợp nhiều tính năng chụp ảnh "đỉnh", điện thoại thông minh đang dần trở thành "người bạn đường" đắc lực cho giới trẻ trên hành trình khám phá những miền...

Xem thêm  

Facebook sẽ có giao diện mới trên Android

Facebook sẽ sớm cung cấp cho người dùng Android phiên bản 4.0 với cải tiến về giao diện. Cá nhân mình không thích kiểu giao diện mới này cho lắm vì nó quá đơn điệu . Thiết kế theo phong cách phẳng nhưng...

Xem thêm