Theo số phút dùng điện thoại và nơi chốn nó được dùng, có thể gợi ý về trạng thái tinh thần của người dùng. Thời gian sử dụng điện thoại càng lâu, khả năng càng cao rằng họ đang bị trầm cảm.
Thời lượng trung bình một người trầm cảm sử dụng điện thoại mỗi ngày là 68 phút, so với chỉ 17 phút của những người vui vẻ. Người dùng điện thoại nhiều nhất ở nhà hay những nơi vắng vẻ, cũng tỏ ra có nhiều dấu hiệu bị trầm cảm.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Y khoa Feinberg đã dùng dữ liệu điện thoại để xác định người bị trầm cảm, và họ đã đúng trong 87% trường hợp. Lãnh đạo nghiên cứu David Mohr cho biết: “Với những dấu hiệu này, chúng ta có thể nhận biết người có triệu chứng trầm cảm, và mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng này mà không cần phải hỏi họ. Điện thoại có thể cung cấp dữ liệu kín đáo, không phiền đến người sử dụng.”
Theo những nhà nghiên cứu, điện thoại có thể được dùng để theo dõi người bị trầm cảm, giúp các chuyên gia sức khỏe hỗ trợ họ khi cần thiết. Dữ liệu điện thoại đã chứng tỏ rằng cách thức này đáng tin hơn so với trực tiếp hỏi bệnh nhân về tâm trạng của họ, để họ tự xác định trạng thái bản thân.
“Dữ liệu cho thấy người trầm cảm không đi quá nhiều nơi, vì họ không có động lực,” Giáo sư Mohr nói thêm. “Khi người bị trầm cảm, họ rút vào nơi riêng biệt, không có động lực hay năng lượng để đi ra ngoài, làm việc.”
Và những người này cũng thường sử dụng điện thoại để lướt web, chơi game hơn là nói chuyện với bạn bè. Họ thường tránh phải nghĩ đến vấn đề làm họ đau lòng, những mối quan hệ phức tạp.
Trong nhóm người được nghiên cứu, một nửa không có dấu hiệu trầm cảm trong khi nửa kia có các triệu chứng trầm cảm từ nhẹ đến nặng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet