Kết quả của nghiên cứu này tiết lộ, lý thuyết cho rằng iOS là an toàn hơn so với Android không nhất thiết phải áp dụng cho các ứng dụng chạy trên hai nền tảng này.
Theo dữ liệu thu thập, hãng Zscaler cho biết đã phát hiện khoảng 200.000 giao dịch trong tổng số 45 triệu giao dịch trên một ứng dụng đã bị rò rỉ dữ liệu người dùng.
Các loại thông tin bị rò rỉ bao gồm thông tin cá nhân (PII) (sử dụng số điện thoại di động và địa chỉ email), dữ liệu vị trí địa lý (vĩ độ và kinh độ), và dữ liệu thiết bị (IMEI, MAC, số IMSI, mạng, hệ điều hành, thông tin thẻ SIM , nhà sản xuất).
Zscaler cũng cho biết, họ đã tiến hành theo dõi 26 triệu giao dịch có nguồn gốc từ các thiết bị và các ứng dụng iOS, trong đó có 0,5 % giao dịch bị rò rỉ dữ liệu người dùng. Trong tổng số các dữ liệu bị rò rỉ, có 72,3 % liên quan đến thông tin thiết bị của người dùng, 27,5 % các giao dịch bị rò rỉ tọa độ vị trí địa lý, trong khi chỉ có 0,2 % các ứng dụng tiếp xúc với dữ liệu PII.
Ngoài ra, 70 % các giao dịch mà bị rò rỉ dữ liệu người dùng cá nhân có liên quan với các thiết bị iOS tại Trung Quốc, và 20 % các thiết bị liên quan đến Nam Phi. Còn Mỹ, Anh và Cộng hòa Ireland lọt vào top 5 các quốc gia có liên quan.
Zscaler cũng tiết lộ, trong số 20 triệu giao dịch trên ứng dụng Android, 0,3 % bị rò rỉ dữ liệu người dùng, tương đương 60.000 giao dịch. Trong số này, 58 % thiết bị rò rỉ siêu dữ liệu, 39,3 % bị rò rỉ vị trí địa lý tọa độ, và 3 % bị rò rỉ dữ liệu nhạy cảm PII. Hầu hết các thiết bị Android bị rò rỉ được phát hiện tại Mỹ (55 %), Anh (16 %), và Trung Quốc (12 %).
Rất khó để đánh giá loại thông tin bị rò rỉ nào nguy hiểm hơn hay mà người dùng nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, và cũng không có một các hoàn hảo để bảo vệ mình. Thực tế là bạn hoàn toàn phụ thuộc vào các dịch vụ an toàn mà bạn đang sử dụng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet