Nội dung
Bệnh nhân đột quỵ thường bị tái phát, lần sau nặng hơn lần trước và sẽ để lại gánh nặng cho xã hội.

GS.TS.Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam cho biết tại Hội nghị khoa học về bệnh đột quỵ nhằm hưởng ứng Ngày Đột quỵ thế giới hôm nay (29/10).

Theo ông Hinh, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật (xếp hàng thứ 3 về bệnh gây tử vong sau ung thư và tim mạch).

Hiện chưa có nghiên cứu nào ở nước ta nói về chi phí điều trị đột quỵ. Tuy nhiên, cứ 1 bệnh nhân đột quỵ sẽ mất đi 1 lao động, nếu di chứng nặng phải phụ thuộc người khác thì gia đình sẽ phải mất đi 1 người chăm sóc.

Đột quỵ hung thần gây tử vong lớn thứ 3 thế giới

GS.TS.Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam

Bàn về công tác điều trị những người bị bệnh đột quỵ, đại tá, giáo sư Nguyễn Văn Thông, nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, chỉ có khoảng dưới 1% bệnh nhân bị đột quỵ được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết (tPA) đúng cách trước khi đến bệnh viện. Kiến thức về "giờ vàng" (3 đến 4,5 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ) đối với bệnh nhân bị đột quỵ không phải ai cũng nắm được.

Ông Thông cũng cho hay, một khó khăn hiện nay là trong đào tạo y khoa cũng không có chuyên khoa về đột quỵ nên phần lớn các bác sỹ ra ngành nghề rồi mới tích lũy kiến thức từ kinh nghiệm công tác. Đối với tuyến cơ sở thì kinh nghiệm cấp cứu, điều trị bệnh nhân đột quỵ cũng còn nhiều bất cập.

Theo GS Stephen Daivis, Chủ tịch Tổ chức Đột quỵ thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có 16 triệu ca đột quỵ và khoảng 6 triệu ca tử vong. Trên 80% trường hợp đột quỵ xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình như ở Việt Nam.

Ở Việt Nam hiện nay do điều kiện kinh tế hạn hẹp nên việc xử trí và quản lý bệnh nhân đột quỵ còn gặp nhiều khó khăn. Kiến thức về tai biến mạch máu não của người dân cũng còn hạn chế. Hậu quả là tỷ lệ bệnh nhân bị di chứng chiếm tới 90%.

Bên cạnh đó, bệnh nhân đột quỵ thường hay bị tái phát, lần sau nặng hơn lần trước. Những người đột quỵ là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện ra biến chứng đột quỵ, việc đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời, được xử trí đúng cách tại trung tâm đột quỵ hay cơ sở y tế chuyên môn sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong; giảm số ngày điều trị và giảm di chứng, tăng cơ hội sống không cần giúp đỡ.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Chết vì thuốc trị mụn?

Báo chí vừa đưa tin một phụ nữ Pháp đâm đơn kiện bác sĩ da liễu vì người này kê toa thuốc trị mụn trứng cá cho con trai bà và chàng trai trẻ sau khi uống thuốc đã thay đổi hẳn tính tình, dẫn đến hành vi tự sát!

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Vô sinh: 10 năm gõ cửa bệnh viện

Nhiều người cứ nghĩ mình đã sinh con một lần thì không bao giờ căn bệnh vô sinh gõ cửa đến gia đình. Tuy nhiên tỷ lệ vô sinh thứ phát đang ngày càng gia tăng, nhiều phụ nữ sau khi sinh con lần đầu đến 10 năm sau cũng không thể sinh thêm con.

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm