Nội dung
Hiện số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở TP.Đà Nẵng tăng cao. Nguyên nhân chính là người bệnh chủ quan, nhập viện muộn, khi sốt chỉ mua thuốc uống, khiến lượng tiểu cầu trong máu thấp, tụt huyết áp...

Bác sĩ Phạm Ngọc Hàm- Trưởng khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết tình hình bệnh sốt xuất huyết đang có diễn biến phức tạp và tăng cao hơn so với cùng kỳ. Cả tháng 9.2012 tại đây chỉ tiếp nhận gần 60 ca sốt xuất huyết, nhưng tháng 9 năm nay khoa đã tiếp nhận đến 243 ca, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ. Trong đó, có 15% sốt xuất huyết dengue thể nặng, nguy hiểm, trụy mạch, huyết áp thấp, xuất huyết niêm mạc…

Theo thống kê 20 ngày đầu tháng 10, tại khoa Y học nhiệt đới có 215 ca sốt xuất huyết so với cùng kỳ 2012 chỉ có 120 ca, mỗi ngày khoa tiếp nhận 12-15 ca sốt xuất huyết, số bệnh nhân đang điều trị tại đây là 70 trường hợp. Dự báo tình hình sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao trong thời gian đến.

Đà nẵng bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. (Nguồn ảnh: NDĐT)

Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng hiện có 148 ổ dịch. Trong đó tập trung nhiều nhất ở quận Hải Châu với 52 ổ dịch và 405 ca mắc bệnh.

Chị Trần Thị Lệ, ở tổ 42, phường Nam Dương, quận Hải Châu, cho biết, tổ của chị tháng vừa rồi có đến 8 người mắc bệnh. Mặc dù họ đã vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, diệt muỗi hàng ngày. Thế nhưng bệnh vẫn xuất hiện và chưa thể diệt tận gốc.

Để bệnh không diễn biến phức tạp, bác sĩ Hàm khuyến cáo người dân khi có các triệu chứng sốt cao đột ngột từ 2-7 ngày kèm theo nhức đầu, đau bụng vùng gan, xuất huyết dưới da, chảy máu răng… nên đến ngay bệnh viện. Đồng thời nên mắc mùng màn khi ngủ là cách phòng chống tốt nhất.

Bác sĩ Tôn Thất Thạnh – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng cho biết, trung tâm đã chủ động tổ chức phun hóa chất diệt muỗi tại các chợ, trường học, nơi đông dân cư... ở 6 quận, huyện, thành phố, đặc biệt là sau bão, tháng này là tháng cao điểm.

Bên cạnh chủ động phòng dịch, trung tâm còn giám sát 100% ổ dịch, xử lý triệt để nhằm tránh lây lan sang khu vực khác. Hiện, trung tâm tiếp tục tăng cường công tác giám sát, phát hiện các ca bệnh sớm trong vòng 48 giờ, đảm bảo 100% ca bệnh đều được theo dõi.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Chết vì thuốc trị mụn?

Báo chí vừa đưa tin một phụ nữ Pháp đâm đơn kiện bác sĩ da liễu vì người này kê toa thuốc trị mụn trứng cá cho con trai bà và chàng trai trẻ sau khi uống thuốc đã thay đổi hẳn tính tình, dẫn đến hành vi tự sát!

Xem thêm  

Vô sinh: 10 năm gõ cửa bệnh viện

Nhiều người cứ nghĩ mình đã sinh con một lần thì không bao giờ căn bệnh vô sinh gõ cửa đến gia đình. Tuy nhiên tỷ lệ vô sinh thứ phát đang ngày càng gia tăng, nhiều phụ nữ sau khi sinh con lần đầu đến 10 năm sau cũng không thể sinh thêm con.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Còn đó lương y

Trung tuần tháng 10, tại lầu 1 khoa cột sống A, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, chúng tôi chứng kiến cuộc hội ngộ giữa một bệnh nhân cũ và vị bác sĩ điều trị cho ông 18 năm trước. Cuộc hội ngộ ấy càng đáng suy ngẫm trong thời điểm ngành y liên tiếp xảy ra những vụ động trời.

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm